Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường thanh tra, kiểm tra về quản lý Nhà nước lĩnh vực giáo dục trong đại dịch Covid-19

Phương Hiếu

Thứ sáu, 24/09/2021 - 06:36

(Thanh tra) - Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Đức Cường cho biết, trước những diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh Covid-19, Thanh tra Bộ đã có những điều chỉnh và chuyển hướng hợp lý trong hoạt động thanh tra để phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường. Ảnh: LP

+ Xin ông cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong những tháng đầu năm 2021, Thanh tra Bộ GDĐT đã có những điều chỉnh trọng tâm nào để phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới về phòng, chống dịch bệnh Covid-19?

- Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành Giáo dục. Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, khó lường, ngay từ đầu năm 2021, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Thanh tra Bộ GDĐT đã kịp thời có những điều chỉnh nhiệm vụ để phù hợp tình hình thực tế.

Tại thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát mạnh, Thanh tra Bộ GDĐT đã chủ trì triển khai các cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra năm 2021. Theo đó, đã hoàn thành thanh tra hành chính đối với Trường Đại học (ĐH) Thương mại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh; hoàn thành thanh tra chuyên ngành trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với việc tổ chức triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2020, khi dịch bệnh phức tạp, Thanh tra Bộ GDĐT đã chuyển hướng tập trung rà soát, đề xuất xử lý tuyển sinh trình độ đại học, trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu năm 2020, rà soát cơ sở giáo dục ĐH tự chủ mở ngành giai đoạn 2019 đến nay để báo cáo lãnh đạo bộ chỉ đạo, xử lý.

Bên cạnh đó, tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc bộ.

Trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Bộ đã phối hợp với các đơn vị rà soát, giải quyết dứt điểm và báo cáo lãnh đạo bộ những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Trung bình hàng năm, Thanh tra Bộ GDĐT nhận được khoảng 700 - 900 đơn thư các loại (mỗi tháng nhận được từ 60 đơn đến hơn 90 đơn thư). Từ tháng 6/2021 đến nay, nhận được 224 đơn các loại cả trong lĩnh vực giáo dục lẫn không thuộc lĩnh vực giáo dục, thuộc thẩm quyền và không thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ.

Tất cả các đơn thư nhận được, Thanh tra Bộ đều xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù trong bối cảnh tình hình dịch bệnh như hiện nay, cũng có nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện công việc, nhưng việc giải quyết đơn thư vẫn phải bảo đảm duy trì thực hiện theo đúng quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc “hạn chế tối đa các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong khi đang phải thực hiện các biện pháp chống dịch”, Thanh tra Bộ đã tham mưu lãnh đạo bộ điều chỉnh kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, không chồng chéo về phạm vi/thời gian/đối tượng kiểm tra, bao quát các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GDĐT.

Tăng cường công tác nắm bắt thông tin, báo cáo, giải trình về tổ chức và hoạt động giáo dục của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trên cơ sở đó, Thanh tra Bộ đã trình lãnh đạo cho dừng, huỷ, lùi thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra đã có quyết định thanh tra, kiểm tra. Đề xuất với Trưởng Khối thi đua Thanh tra các bộ, ngành Văn hóa - Xã hội không tổ chức hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2021, chuyển sang hình thức các đơn vị xây dựng báo cáo gửi khối trưởng và Thanh tra Chính phủ.

Đồng thời, tiến hành rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021 để đề xuất Bộ trưởng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi.

Bên cạnh đó, tùy từng thời điểm cụ thể và các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế, hướng dẫn của UBND TP Hà Nội và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ GDĐT, Chánh Thanh tra Bộ đã chủ động bố trí, phân công lãnh đạo thanh tra, công chức thanh tra làm việc trực tuyến và trực tiếp phù hợp, bảo đảm vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, đúng tiến độ.

+ Qua các cuộc thanh tra, Thanh tra Bộ GDĐT đã kiến nghị sửa đổi về thể chế hay tham mưu các giải pháp nào nhằm đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, đồng thời giúp các đơn vị được thanh tra “vượt khó” trong thời kỳ Covid-19, thưa ông?

- Tại báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ gửi Bộ GDĐT và Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, do thẩm quyền, trình tự, thủ tục liên quan đến hoạt động thanh tra được pháp luật quy định chặt chẽ, nên việc đề xuất giải pháp khả thi trong phạm vi thẩm quyền của Thanh tra Bộ là rất khó.

Gần đây, trong báo cáo đề xuất với Bộ trưởng (qua Văn phòng Bộ), Thanh tra Bộ đã kiến nghị Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra đột xuất, thanh tra các vụ việc nóng, bức xúc, phức tạp bắt buộc phải làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, xác minh hồ sơ, tài liệu...

Việc điều chỉnh phương thức kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục do phải giảm các hoạt động kiểm tra, thanh tra trực tiếp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra nhằm phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay, đặc biệt là thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thanh tra, nhất là Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Từ đầu năm đến nay, để phù hợp với tình hình mới về phòng, chống dịch Covid-19, Thanh tra ngành GTVT đã kịp thời thực hiện phương án điều hành linh hoạt đảm bảo thực hiện “chống dịch như chống giặc” và thực hiện “mục tiêu kép” để hoàn thành nhiệm vụ đề ra; tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện dự thảo, ban hành kết luận thanh tra đối với các cuộc thanh tra đã và đang triển khai; bám sát định hướng và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời rà soát, điều chỉnh số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra và điều chỉnh thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

+ Năm 2021 là năm thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp. Song, các đoàn thanh tra, kiểm tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ này, ông có thể chia sẻ thêm về nội dung này?

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các cơ quan và sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo bộ, Thanh tra Bộ đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2021, báo cáo Ban Cán sự Đảng Bộ GDĐT, điều chỉnh linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bộ GDĐT ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2021, kịp thời hướng dẫn các sở GDĐT thực hiện thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy định đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Công tác tập huấn được đổi mới về nội dung, hình thức (chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, có cuộc tập huấn tới hơn 200 điểm cầu), phương pháp (xây dựng clip bài giảng, kho học liệu/hệ thống tài liệu, ngân hàng câu hỏi nghiệp vụ thi chi tiết, lưu trên không gian mạng, nền tảng học tập trực tuyến trong suốt thời gian từ khi tập huấn cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra để thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức tham khảo và thực hiện) phù hợp nhất trong khi diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Linh hoạt trong việc lựa chọn, điều động đội ngũ cán bộ, viên chức của các cơ sở giáo dục ĐH, trường cao đẳng ở địa phương tham gia các đoàn kiểm tra thi của Bộ GDĐT theo hướng tận dụng tối đa nguồn lực đội ngũ cán bộ, viên chức đã tham gia thanh tra, kiểm tra năm 2020; hạn chế di chuyển, ưu tiên các cơ sở giáo dục ĐH đóng trên địa bàn làm nhiệm vụ tại địa bàn, một số địa phương không có cơ sở giáo dục ĐH có thể huy động trường cao đẳng; có văn bản đề nghị các địa phương hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện về an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định như trang thiết bị bảo hộ, ưu tiên tiêm vắc xin…

Ban hành văn bản, biểu mẫu, hướng dẫn chi tiết, điều chỉnh kịp thời gửi các cơ quan, đơn vị liên quan để chỉ đạo, phối hợp tổ chức và thực hiện nhiệm vụ.

Quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia làm công tác kiểm tra trước, trong và sau khi tham gia các đoàn kiểm tra (hỗ trợ kinh phí, bố trí ăn/ở tập trung cho những cán bộ hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra về phải cách ly y tế).

Kết quả trong đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, bộ đã tổ chức 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 20 tỉnh/thành phố, 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 63 tỉnh/thành phố và 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi tại 63 tỉnh/thành phố, 5 đoàn kiểm tra công tác phúc khảo tại 10 tỉnh, thành phố; đợt 2 thành lập 13 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 13 tỉnh/thành phố và 13 đoàn kiểm tra công tác chấm thi tại 13 tỉnh/thành phố. Các đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn, nghiêm túc.

+ Xin ông cho biết, Thanh tra Bộ GDĐT đã xây dựng giải pháp nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021, trong khi ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng, chống dịch bệnh?

- Kết quả đạt được trong thời gian qua của Thanh tra Bộ đã góp phần vào kết quả chung của toành ngành Giáo dục. Để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Thanh tra Bộ GDĐT tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục trong tình hình mới khi dịch bệnh Covid-19 tác động rất mạnh đến tính chất, đặc thù của hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Tiếp tục triển khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Chỉ thị số 1048/CT-BGDĐT ngày 28/4/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục ĐH.

Tập trung thanh tra, kiểm tra việc đổi mới giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH và tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của bộ, ngành, địa phương theo phân công, phân cấp của Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đón đọc ấn phẩm đặc biệt Thanh tra Xuân Ất Tỵ 2025

Đón đọc ấn phẩm đặc biệt Thanh tra Xuân Ất Tỵ 2025

(Thanh tra) - Đón chào năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để đất nước bứt phá, ấn phẩm Thanh tra Xuân Ất Tỵ gồm 80 trang nội dung, đánh dấu chặng đường 80 năm vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam, với những bài viết tập trung vào các vấn đề quan trọng, khẳng định Việt Nam đủ thế và lực bước vào kỷ nguyên mới.

TKBT

13:23 15/01/2025
Thanh tra Chính phủ: Thanh tra về quản lý, cấp phép, khai thác, vận chuyển các mỏ vật liệu xây dựng tại 3 tỉnh phía Bắc

Thanh tra Chính phủ: Thanh tra về quản lý, cấp phép, khai thác, vận chuyển các mỏ vật liệu xây dựng tại 3 tỉnh phía Bắc

(Thanh tra) - Ngày 15/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra theo chuyên đề công tác quản lý thăm dò, khảo sát, quy hoạch, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại một số tỉnh thuộc khu vực 1 (Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ). Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy chủ trì buổi công bố.

Thái Hải

11:21 15/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm