Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/05/2011 - 06:19
(Thanh tra)- Những đòi hỏi vô lý của các hộ dân thuộc phường Lộc Hạ, TP Nam Định, tỉnh Nam Định liên quan đến dự án (D.A) khu đô thị mới Thống Nhất đã được các cơ quan chức năng xem xét giải quyết đúng quy định, trình tự. TAND Tối cao cũng đã có phán quyết cuối cùng, nhưng các hộ dân vẫn cố tình khiếu kiện kéo dài lên T.Ư. Không những vậy, những người này còn gây khó nhà đầu tư khiến D.A kéo dài gần 10 năm vẫn chưa được hoàn thiện.
Tháng 5/2004, UBND tỉnh Nam Định có Quyết định số 1223/2004/QĐ-UBND về việc thu hồi hơn 63,9ha đất để thực hiện D.A khu đô thị mới Thống Nhất, TP Nam Định trên cơ sở quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Nam Định đến năm 2020 và Văn bản số 490 của Thủ tướng Chính phủ. D.A do Cty Cổ phần Nam Cường làm chủ đầu tư.
Ngày 1/6/2004, UBND tỉnh Nam Định có Quyết định số 1260/2004/QĐ- UBND phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Sau khi phương án đền bù GPMB được phê duyệt, đã có 99/99 hộ ở phường Lộc Vượng và 107/165 tổ chức, cá nhân ở phường Lộc Hạ nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao sổ đỏ cho Hội đồng Đền bù GPMB. 58 hộ dân ở phường Lộc Hạ chưa nhận tiền đền bù đã có đơn khiếu nại (KN) khi UBND TP tiến hành GPMB.
KN của 58 hộ dân trên được UBND TP, UBND tỉnh xem xét, giải quyết và có Quyết định số 1715/QĐ-UBND. Theo đó, UBND tỉnh khẳng định, D.A xây dựng khu đô thị mới Thống Nhất được áp dụng theo Nghị định số 22 của Chính phủ.
Quyết định trên nêu rõ, UBND tỉnh đã vận dụng đền bù theo phương án áp giá đền bù đất nông nghiệp hạng 1, theo quyết định của UBND tỉnh là 19.300 đồng/m2 (trong khi diện tích đất nông nghiệp tại khu vực thu hồi là đất hạng 5, có đơn giá 6.300 đồng/m2); hỗ trợ kinh phí đào tạo 700 đồng/m2. Ngoài ra, phương án đền bù, hỗ trợ còn tính hỗ trợ giá (thực chất là hệ số K) là 7.720 đồng/m2 là vận dụng ngoài quy định của Nghị định số 22 của Chính phủ; hỗ trợ kinh phí chuyển đổi ngành nghề 1.000 đồng/m2; hỗ trợ ổn định đời sống 1.000 đồng/m2.
Như vậy, tổng số tiền UBND tỉnh đã vận dụng để đền bù và hỗ trợ cho 1m2 đất nông nghiệp bị thu hồi là 31.920 đồng. Ngoài ra, khi các hộ nhận tiền đền bù, hỗ trợ, một số hộ đề nghị được hỗ trợ tiền trồng rau muống (chỉ có rất ít hộ đã trồng cũ còn đại đa số trồng mới sau khi phương án GPMB đã công bố). Nhưng, UBND phường Lộc Hạ và UBND TP Nam Định vẫn đề nghị và được chủ đầu tư chấp thuận hỗ trợ cho 67 hộ với số tiền hơn 58,8 triệu đồng.
Không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND TP và UBND tỉnh, 50/58 hộ dân phường Lộc Hạ đã làm đơn khởi kiện ra TAND tỉnh Nam Định. Năm 2006 và 2007, TAND tỉnh Nam Định đã mở 2 phiên toà xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án. Tại 2 bản án này, TAND tỉnh Nam Định đã bác đơn kháng cáo của những người khởi kiện, giữ nguyên nội dung tại Quyết định số 1223 và Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 24/5/2006 của UBND tỉnh Nam Định về việc sửa đổi một phần Quyết định số 1223. Lý do để TAND tỉnh Nam Định bác đơn khởi kiện là do 2 quyết định trên đã được ban hành đúng trình tự thủ tục và căn cứ pháp luật của Luật Đất đai.
Tiếp đó, ngày 9/7/2007, Toà Hành chính TAND Tối cao cũng đã có văn bản trả lời kiến nghị của 50 hộ dân trên là không có cơ sở để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 42/2007/HCPT ngày 29/3/2007 của Toà Phúc thẩm TAND Tối cao.
Sau khi Toà Hành chính TAND Tối cao có văn bản trả lời, đã có 31 hộ tiếp tục đến nhận tiền hỗ trợ đền bù theo phương án và được nhà đầu tư hỗ trợ thêm hơn 118,7 triệu đồng (tính theo lãi suất ngân hàng không kỳ hạn). 27 hộ còn lại cố tình không nhận tiền đền bù, hỗ trợ và không chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy vậy, UBND tỉnh Nam Định vẫn yêu cầu UBND TP thực hiện theo phán quyết tại Bản án số 42. UBND TP đã tổ chức cưỡng chế đối với những hộ chưa nhận tiền để thực hiện GPMB, nhà đầu tư cũng đã san lấp xong mặt bằng và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng. Sau khi tổ chức cưỡng chế, 27 hộ dân ở Đông Mạc vẫn tiếp tục KN tới các cơ quan T.Ư.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, ngày 31/3 đoàn công tác đại diện UBND tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tiếp, giải thích, mời các công dân về địa phương để đối thoại làm rõ những ý kiến thắc mắc.
Sau buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao các ngành của tỉnh và TP kiểm tra, rà soát lại các nội dung mà công dân còn có ý kiến. Kết quả rà soát cho thấy: Trình tự thủ tục và căn cứ pháp luật để UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất là đúng theo quy định của pháp luật. Việc áp giá trong phương án đền bù, hỗ trợ GPMB của UBND tỉnh Nam Định là phù hợp với thời điểm thu hồi đất. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Nam Định còn chỉ đạo nhà đầu tư và các cơ quan trong tỉnh nghiên cứu, vận dụng chính sách đền bù, hỗ trợ có lợi nhất để tạo điều kiện cho các hộ dân có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 29/11, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kết luận thanh tra số 268/Kl-TTr việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai. Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại đơn vị này.
Phương Anh
22:22 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Ngọc Phó
18:00 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải