Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/10/2011 - 09:16
(Thanh tra)- Để tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán (CK), nâng cao tính minh bạch cho thị trường, Ủy ban (UB) CK đang hoàn chỉnh Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trên lĩnh vực hoạt động CK trình Chính phủ ban hành. Một trong những nội dung trọng tâm trong lần sửa đổi này là xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân ở các tổ chức, doanh nghiệp (DN) vi phạm. Về vấn đề này, bà Vũ Thị Chân Phương, đại diện Thanh tra UBCK đã có cuộc trao đổi với Báo Thanh tra.
Bà Vũ Thị Chân Phương, đại diện Thanh tra UBCK
Bà Phương cho biết: Với mục tiêu bảo đảm tính thực thi của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CK được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2010 và nghị định quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CK và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CK dự kiến trình Chính phủ thông qua trong tháng 10/2011, việc sửa đổi lần này tập trung vào 6 điểm lớn, đó là: Vi phạm về chào bán CK riêng lẻ; Vi phạm quy định về chào bán cổ phiếu và chứng chỉ lưu ký CK tại nước ngoài của DN Việt Nam; Vi phạm quy định về niêm yết CK của tổ chức phát hành Việt Nam tại Sở giao dịch CK nước ngoài; Vi phạm về quản trị Cty đại chúng; Vi phạm việc hoạt động của Cty CK, Cty quản lý quỹ và vi phạm quy định về chào mua công khai.
Mức xử phạt tăng
+ Thời gian qua, việc xử phạt đối với vi phạm chậm công bố thông tin của tổ chức niêm yết vẫn chưa đủ sức răn đe. Trong Dự thảo lần này, hình thức xử phạt có được điều chỉnh?
- Có 2 vi phạm thường gặp. Một là vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin về giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn của Cty đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này. Hai là vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của tổ chức niêm yết trên các Sở giao dịch CK. Thời gian qua, việc xử phạt về các hành vi vi phạm trên gặp nhiều khó khăn một phần do ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức chưa cao. Cũng có những trường hợp do thiếu hiểu biết hoặc không hiểu rõ các quy định pháp luật CK.
Để mức phạt có hiệu quả, ngoài xử phạt bằng tiền, UBCK đã có công văn gửi các Sở giao dịch CK yêu cầu tăng cường giám sát, xử lý các vi phạm về chế độ báo cáo, công bố thông tin. Bên cạnh việc đề nghị UBCK xử phạt vi phạm hành chính, Sở giao dịch CK phải chủ động xem xét tính chất, mức độ vi phạm về báo cáo, công bố thông tin của tổ chức niêm yết để có các biện pháp xử lý kịp thời như cảnh báo, đưa CK niêm yết vào diện bị kiểm soát... Mặt khác, trong thời gian tới, UBCK sẽ tăng cường xử phạt đối với người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin nếu họ không tuân thủ chế độ công bố thông tin đối với tổ chức đó theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC. Có như thế mới nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu của các tổ chức, DN trong việc tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của DN mình cũng như chất lượng thông tin được công bố ra thị trường.
+ Trên thực tế, sau xử phạt, vẫn có tổ chức chào bán CK ra công chúng không đăng ký với UBCK Nhà nước, phải chăng mức phạt vẫn chưa đủ sức răn đe?
- Với vi phạm về chào bán CK ra công chúng, Nghị định 85 quy định: Hồ sơ chào bán CK ra công chúng có thông tin cố ý làm sai sự thật, che giấu sự thật hoặc khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện, không đăng ký với UBCK, ngoài mức phạt tiền tối đa 300 triệu đồng còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ, buộc hủy bỏ đợt chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua CK hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức phát hành mở tài khoản thu tiền mua CK hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư. Việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên trong thời gian qua đã có tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên, tại Nghị định lần này sẽ bổ sung thêm các quy định hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như thu hồi CK đã chào bán và buộc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư... Đồng thời cũng sẽ bổ sung các hình thức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về hoạt động chào bán CK riêng lẻ như lập, xác nhận hồ sơ chào bán CK riêng lẻ có thông tin sai lệch hoặc không sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ, đưa thông tin với nội dung quảng cáo chào bán CK riêng lẻ... để bảo đảm tính thực thi của các quy định về chào bán CK riêng lẻ tại Luật CK.
Tổng giám đốc cũng bị phạt
+ Các hình thức và mức độ xử phạt trước đây chủ yếu áp dụng cho các tổ chức, DN. Vậy trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, DN sẽ được xử lý như thế nào trong Nghị định sửa đổi bổ sung lần này?
- Tại Nghị định 85 có 18/28 điều quy định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân vi phạm. Nghị định này cũng đã quy định nguyên tắc xử phạt đối với tổ chức, DN, theo đó tổ chức sau khi chấp hành quyết định xử phạt phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật. Một trong các nội dung quan trọng sửa đổi lần này là bổ sung chế tài xử phạt cụ thể đối với người đứng đầu DN khi vi phạm các quy định về quản trị Cty đại chúng. Hiện nay, các vi phạm về quản trị Cty tại các Cty đại chúng đang diễn ra ngày càng nhiều mà điển hình là vi phạm về quyền tham dự đại hội đồng cổ đông của cổ đông; vi phạm trình tự, thủ tục tổ chức đại hội đồng cổ đông; vi phạm các quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan đến Cty như việc Cty cho các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc)… vay tiền trái quy định, ký kết các hợp đồng với người có liên quan nhưng không báo cáo đại hội đồng cổ đông thông qua theo quy định của Quy chế quản trị Cty áp dụng đối với các Cty niêm yết… Các hành vi vi phạm nêu trên rõ ràng thuộc trách nhiệm của các cá nhân là tổng giám đốc (giám đốc), thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát Cty nhưng từ trước đến giờ ta chỉ quy định xử phạt đối với Cty đại chúng. Dự thảo lần này sẽ hướng tới việc làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân nêu trên để quy trách nhiệm pháp lý và từ đó áp dụng chế tài xử phạt tương ứng.
Dự thảo cũng bổ sung hình thức xử phạt đối với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan của tổ chức chào mua công khai, Cty mục tiêu, nhân viên Cty CK... là những người biết thông tin về chào mua công khai tiến hành mua bán CK cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 hoặc xúi giục lôi kéo người khác mua bán CK trước thời điểm chính thức chào mua công khai.
+ Xin cảm ơn bà!
Thế Lữ (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024(Thanh tra) - Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nam Dũng
16:00 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng