Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/04/2012 - 06:50
(Thanh tra) - Trên cơ sở báo cáo tổng kết về kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW và Quyết định số 858/QĐ-TTg tại khu vực phía Nam do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy trình bày; theo hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, và sự điều hành của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình, nhiều đại biểu đã thẳng thắn phân tích các nguyên nhân và giải pháp để thực hiện các nội dung công tác này ngày càng có hiệu quả hơn.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình điều hành thảo luận tại Hội Nghị
Ghi nhận của Báo Thanh tra cho thấy: Hầu hết ý kiến của đại diện các địa phương và đề xuất của TTCP đều thống nhất cần có những giải pháp tổng hợp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết.
Đồng chí Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ:
Nội dung KNTC của người dân xuất phát từ yếu tố lịch sử đất đai phức tạp của địa phương, nhất là đất giao cho các nông lâm trường, trạm trại quản lý. Để giải quyết việc này, các cơ quan chức năng Cần Thơ đã thành lập Đoàn công tác liên ngành để chủ động tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của người dân KNTC nhằm xử lý từng trường hợp theo đúng quy trình, trình từ pháp luật, phù hợp định hướng Thông báo Kết luận số 130/TB-TW. Trong quá trình giải quyết, nếu có vướng mắc thì địa phương có văn bản xin ý kiến của Cục III nhằm tạo sự thống nhất chung. Hiện nay, các cơ quan chức năng địa phương tiếp tục tuyên truyền pháp luật đến người dân vì thực tế trong số 2.600 vụ việc đã giải quyết thì có hơn 70% số vụ người KNTC không thực hiện đúng quy định như KNTC vượt cấp, quyền lợi không bị xâm phạm nhưng vẫn gửi đơn. Thời gian tới, Cần Thơ đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, nhất là TTCP quan tâm giúp đỡ tháo gỡ về cơ chế, chính sách để giải quyết dứt điểm một số vụ KNTC liên quan đến đất đai của Nông trường Sông Hậu, Cty nông nghiệp Cờ Đỏ, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long… Trong điều kiện có thể cần sớm hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính cũng như quyết định giải quyết KNTC đã có hiệu lực.
Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang:
Chúng tôi rất trăn trở trước đánh giá của TTCP về những tồn tại trong giải quyết KNTC và tiếp công dân của tỉnh An Giang, chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài, để người dân thường xuyên tập trung KNTC tại trụ sở của các cơ quan Trung ương. Tuy có mệt mỏi, vất vả nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết KNTC của địa phương sẽ không chán nản mà vẫn quyết tâm phối hợp cùng các cơ quan Trung ương để tiếp tục tìm giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết dứt điểm KNTC của công dân An Giang. UBND tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa địa phương và Trung ương, cũng như chế tài xử lý các đối tượng lợi dụng KNTC. Về phía TTCP nên cho ý kiến xác định điểm dừng đối với một số vụ việc KNTC tại An Giang. Để hạn chế việc người dân An Giang tập trung tại khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, nên chăng TTCP cần cử cán bộ về An Giang tổ chức tiếp dân, đối thoại để thống nhất hướng giải quyết. Ngoài ra, các Bộ, ngành Trung ương cần xây dựng cơ chế chính sách đặc biệt khi đền bù thu hồi đất cho các dự án nhằm thực hiện đúng chủ trương nơi ở mới của người dân bị thu hồi đất phải tốt hơn nơi ở cũ.
Đồng chí Đỗ Hữu Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Long An:
Nếu đi sâu phân tích bất cập của cơ chế chính sách, chúng ta cần nhìn nhận nhiều quy định của pháp luật chưa sát hợp với thực tiễn, trình độ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC còn hạn chế, một số nơi đã vận dụng pháp luật theo hướng khác nhau nên gây tâm lý hoài nghi đối với người dân. Để khắc phục hiện tượng này, UBND tỉnh Long An kiến nghị cần tăng cường vai trò của mỗi cấp ủy và các đoàn thể trong thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW và Quyết định số 858/QĐ-TTg. Phải chấm dứt tình trạng chuyển đơn lòng vòng từ các cơ quan Trung ương vì đã và đang gây áp lực cho địa phương dù theo quy định pháp luật những vụ việc này đã được các cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định. Việc nâng cao trình độ cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC cũng cần được thực hiện bài bản hơn để có thể chủ động xử lý các vụ việc tồn đọng, phát sinh trong tình hình KNTC sẽ ngày càng phức tạp. Cần có chế tài xử lý sai phạm tại các dự án có quy mô thu hồi đất lớn, cũng như mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai cho TAND các cấp.
Đồng chí Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre:
Bến Tre còn phải giải quyết hơn 40 vụ việc tồn đọng. Tổ công tác gồm nhiều cơ quan chức năng của địa phương luôn túc trực tại trụ sở Cục III, nơi người dân tập trung KNTC để có thể xử lý tình huống phát sinh. Nội dung các vụ KNTC chủ yếu là đòi lại đất tập đoàn tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, thời gian phát sinh từ năm 1980, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 815/QĐ-TTg để giải quyết tình trạng này. TTCP cần có văn bản thống nhất với địa phương là chấm dứt xem xét, sau đó nên thông báo cho các cơ quan tiếp dân cũng như cán bộ phụ trách tiếp dân để tránh hiện tượng chuyển đơn về địa phương xem xét. Để thuận lợi trong việc báo cáo kết quả giải quyết KNTC và công tác tiếp công dân, TTCP cần bổ sung phần mềm quản lý phiên bản mới do phiên bản 2003 không còn phù hợp. Đối với các vụ tồn đọng liên quan đến đất đai, UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản trả lời để địa phương thực hiện.
Đồng chí Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước:
Tại địa phương hiện tồn tại hai dạng KNTC: KN về thu hồi đất cho các dự án xây dựng hạ tầng đô thị và thu hồi đất rừng bị xâm canh, lấn chiếm. Thực tế, Bình Phước thu hồi cả ngàn ha đất thì không tránh khỏi phát sinh KNTC của người dân. Để giải quyết, tỉnh Bình Phước đã phối hợp với TTCP thực hiện các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ đất sản xuất cho người dân. Về lâu dài, cần có chính sách thống nhất về mức hỗ trợ, đền bù thu hồi đất do hiện nay giá đền bù còn thấp. Thực tế, tỉnh Bình Phước tại một số thời điểm đã áp dụng mức giá đền bù phù hợp trên cơ sở khống chế giá đất tại địa phương trong tầm kiểm soát. Dù vậy, có trường hợp giá đền bù 3 lần điều chỉnh nhưng người dân vẫn không nhận tiền mà tiếp tục KN. Đây là hiện tượng đáng ngại nên cần có chính sách giải quyết hợp lý.
Đại tá Huỳnh Đức Hạnh, Cục Trưởng Cục an ninh Tây Nam Bộ:
Nguyên nhân chính dẫn đến KNTC kéo dài tại một số tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long là do giá đền bù đất chưa hợp lý. Ngoài ra, chính sách xã hội hậu thu hồi đất chưa thực hiện đúng quy định vì thực tế người dân sống tại nơi ở cũ có nguồn thu nhập ổn định nhưng khi được về các khu tái định cư hoặc nơi ở mới thì điều kiện làm ăn gặp khó khăn. Chúng ta thường cho rằng, nguyên nhân KNTC đông người là do thế lực phản động, thù địch kích động. Đó là một nguyên nhân, nhưng bên cạnh đó còn nhiều yếu tố như chính sách đền bù, giải tỏa, thu hồi đất, đời sồng của người dân sau khi bị thu hồi đất, liệu có bảo đảm tiêu chí nơi ở mới bằng hoặc hơn nơi ở cũ? Chỉ khi làm được điều này thì tình hình KNTC mới có thể bớt phức tạp.
Đồng chí Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang:
Đề nghị cần xem xét lại khung giá đất vì hiện nay giữa các địa phương giáp ranh nhau chưa thống nhất về giá đất. Chỉ cách nhau một lằn ranh nhưng người dân tỉnh A được đền bù giá khác, người dân tỉnh B được đền bù giá khác, gây tâm lý so bì, khó khăn cho cơ quan chức năng trong giải quyết KNTC cũng như khi giải thích cho công dân. Địa bàn Tiền Giang còn nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài như 30 hộ KN dai dẳng từ năm 1984 đến nay do chính sách thay đổi qua các giai đoạn, một số trường hợp KN tại KCN Long Giang đang được cơ quan chuyên môn phối hợp với Cục III tiến hành phân loại, rà soát để giải quyết.
Đồng chí Nguyễn Liên Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang:
Sở dĩ Hậu Giang giải quyết êm nhiều vụ KNTC là do có sự thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền, ban ngành và các đoàn thể quần chúng. Công tác dân vận, giải thích đi trước một bước, khi người dân đồng thuận thì việc thu hồi, thực hiện dự án sẽ triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Tỉnh Hậu Giang đã có kế hoạch cụ thể, tổ chức, triển khai, thực hiện quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực, tập trung vào xây dựng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp thực tế địa phương; củng cố và thành lập các Đoàn để giúp lãnh đạo địa phương giải quyết nhanh các vướng mắc trong công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và công tác giải quyết KNTC của công dân, do Chánh Thanh tra tỉnh làm Trưởng đoàn. Trên quy mô toàn tỉnh là mô hình Đoàn công tác liên ngành giải quyết KNTC, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn. Ngoài ra, Hậu Giang còn thành lập Đoàn công tác vận động quần chúng ở các dự án có thu hồi nhà đất với số lượng lớn như xây dựng bờ kè kênh xáng Xà No, khu dân cư, tái định cư, với mục đích vận động, tuyên truyền chủ động đối thoại, giải quyết các yêu cầu KNTC của công dân ngay từ cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ KN kéo dài do trước đây chưa có chính sách đền bù đất mà chỉ hỗ trợ công khai phá, do đó tỉnh Hậu Giang đang kiến nghị TTCP thống nhất hướng giải quyết theo đúng quy định pháp luật nhằm chấm dứt KN.
Ngọc Giang (tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập tại thành phố Vĩnh Long còn một số hạn chế. Việc lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa đầy đủ, chính xác các đối tượng theo quy định. Ngoài ra, qua kiểm tra phát hiện một trường hợp được bổ nhiệm kế toán trưởng không đúng quy định.
Cảnh Nhật
20:41 15/12/2024(Thanh tra) - Qua thanh tra, Cục Thuế tỉnh Long An yêu cầu Công ty Cổ phần Golden Land Long An nộp ngay số tiền 1.021.893.214 đồng, bao gồm số tiền truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Thu Huyền
20:14 15/12/2024Hải Hà
12:54 15/12/2024Lê Hữu Chính
10:35 15/12/2024Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh