Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/05/2012 - 06:25
(Thanh tra)- Đã 3 nhiệm kỳ Chủ tịch UBND huyện trôi qua, mâu thuẫn, tranh chấp đất trồng rừng giữa một số hộ dân xã Gia Phố và xã Lộc Yên, huyện Hương Khê vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mồ hôi, nước mắt, tiền của của người dân đã đổ xuống trên những cánh rừng, nhưng đến kỳ thu hoạch, nhiều người đã phải đổ máu để bảo vệ thành quả lao động. Vì sao?
Ông Nguyễn Văn Nam, một trong những hộ dân của xã Gia Phố bất ngờ bị chuyển sang xã Lộc Yên
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về giao đất sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, từ năm 1991, UBND huyện Hương Khê đã chỉ đạo các phòng, ngành liên quan tham mưu giao đất, giao rừng cho hộ dân quản lý, sử dụng.
Xã Gia Phố được giao 136,25ha. Trong đó, có 9 hộ giao năm 1991 với diện tích 41ha và giao cho 2 tổ hợp gồm 64 hộ dân với diện tích 95,25ha tại Tiểu khu 222.
Trước đây, theo bản đồ 299, diện tích này thuộc địa bàn hành chính xã Gia Phố. Sau khi có Chỉ thị 364/CT-TTg năm 1995, các xã rà soát lại địa giới hành chính, UBND xã Gia Phố xác nhận địa giới hành chính thuộc quản lý của xã Lộc Yên và một phần Tiểu khu 222 chuyển thành Tiểu khu 226.
Năm 2000 - 2003, theo Quyết định 661 của Chính phủ, Lâm trường Hà Đông (nay là Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Ngàn Sâu) đã thiết kế, trồng rừng (loài cây thông + keo) và hợp đồng giao khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP với 32 hộ dân xã Lộc Yên trồng rừng chồng lên diện tích của Tiểu khu 226 đã giao cho các hộ xã Gia Phố nói trên.
Năm 2003 - 2005, các hộ dân xã Gia Phố trồng rừng để phát triển kinh tế thì xảy ra tranh chấp với các hộ dân xã Lộc Yên.
Nguyên nhân là do từ những năm 1991 và 2000 - 2003, trước khi huyện ban hành quyết định giao đất, giao rừng, ngành Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên Môi trường, BQLRPH Ngàn sâu, UBND các xã lập hồ sơ và tổ chức giao đất chưa bảo đảm đúng quy trình (hồ sơ ghi không cụ thể lô khoảnh, tiểu khu, diện tích ranh giới giao ngoài thực địa không rõ ràng). BQLRPH Ngàn Sâu trước khi hợp đồng giao khoán cho các hộ dân xã Lộc Yên không điều tra, soát xét thực trạng đất đai và không phối hợp với các phòng, ngành ở huyện nên dẫn đến chồng chéo giữa các hộ được giao đất và các hộ nhận khoán giữa 2 xã Lộc Yên, Gia Phố.
Trước tình hình đó, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, giải quyết việc tranh chấp rừng và đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 226, ban hành Thông báo kết luận số 216/TB-UBND ngày 30/11/2006 về việc xử lý tranh chấp đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 226 xã Lộc Yên.
UBND huyện đã ban hành quyết định không thừa nhận 2 quyết định giả mạo, tẩy sửa. Đối với những hộ chuyển nhượng đất nhưng chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép, chưa được hướng dẫn đúng trình tự theo quy định; đối với những hộ sử dụng đất không đúng thời gian quy định thì xác định diện tích thực tế các hộ đã tác nghiệp hướng dẫn các hộ làm thủ tục để được giao đất theo quy định pháp luật. Đối với diện tích chồng chéo giữa 2 xã giao theo Nghị định 02/NĐ-CP với khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP và ngược lại thì thực hiện theo Văn bản 1330/TB-KHTH ngày 25/9/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với diện tích chồng chéo theo Nghị định 02/NĐ-CP thì xác định diện tích tác nghiệp thực tế của các hộ, báo cáo UBND huyện hướng xử lý.
Tuy nhiên, đã gần 6 năm trôi qua, đến nay, những chỉ đạo này vẫn còn nguyên giá trị trên… giấy.
Để xảy ra tình trạng này, theo lãnh đạo huyện Hương Khê, do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, Đảng bộ và nhân dân Hương Khê phải tập trung cao độ cho việc khắc phục hậu quả; công tác giao đất, giao rừng trước đây thiếu chặt chẽ, không có quy hoạch chi tiết. Mặt khác, do UBND 2 xã Lộc Yên, Gia Phố, các phòng, ngành liên quan đã không thực hiện nghiêm túc và kịp thời Kết luận 216 của UBND huyện. Xã Gia Phố thực hiện việc cấp phép khai thác rừng trồng trên đất đang còn tranh chấp. Công tác tuyền truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của huyện chưa sâu sát, hiệu quả; kèm theo công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực địa giới hành chính thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp.
Ông Nguyễn Văn Lương, Bí thư Đảng uỷ xã Gia Phố (người 37 năm liền giữ các cương vị chủ chốt của xã) khẳng định: “Hậu quả mà người dân phải chịu hôm nay là do những sai lầm, tắc trách của các cán bộ trước đây. Việc điều chỉnh địa giới hành chính lúc đó đều do cán bộ ruộng đất làm tờ trình. Bản đồ địa chính lúc đó bị mất, cán bộ trình độ, năng lực hạn chế nên chỉ làm ước lệ, rồi tham mưu cho cấp trên điều chỉnh địa giới. Cấp trên cũng theo đó ký, không kiểm tra, giám sát. Ngay cả khi Chỉ thị 364/CT-TTg năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành cả xã lẫn dân đều không biết. Chỉ đến khi tranh chấp xảy ra vào năm 2006, lãnh đạo xã Gia Phố mới “té ngửa” vì sự tắc trách của mình mà hàng chục hộ gia đình đang là công dân của xã mình phải bất đắc dĩ trở thành công dân sống trên đất xã khác”.
Và nay, tranh chấp đất, rừng giữa công dân 2 xã Gia Phố và Lộc Yên đang “nóng” trở lại khi người dân bước vào kỳ khai thác gỗ.
Trần Đắc Xuyên
Kỳ II: Dân “tức nước vỡ bờ”
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 29/11, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kết luận thanh tra số 268/Kl-TTr việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai. Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại đơn vị này.
Phương Anh
22:22 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Ngọc Phó
18:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC