Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 15/11/2012 - 11:15
(Thanh tra)- Luật Thanh tra sau hơn 1 năm có hiệu lực đã góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn, nhất là về tổ chức, biên chế, thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp và xử lý sau thanh tra.
Tập trung xử lý hồ sơ tài liệu tại trụ sở Thanh tra tỉnh Yên Bái - ảnh Đức Toàn
Nhiều mô hình, ít biên chế
Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đang được sắp xếp theo 2 mô hình khác nhau. Nhiều bộ, ngành, địa phương áp dụng theo Thông tư liên tịch 475/TTLT-BNV-TTCP ngày 13/3/2009 giữa Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, tổ chức các phòng nghiệp vụ thanh tra gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo theo địa bàn. Một số bộ, ngành, địa phương khác vẫn tiếp tục tổ chức theo mô hình tách riêng phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và các phòng nghiệp vụ thanh tra.
Góp ý về tổ chức của cơ quan thanh tra, ông Đồng Quang Hưng, Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái trao đổi: “Quy định tại Thông tư liên tịch 475 hiện đã lỗi thời. Thanh tra Chính phủ nên quy định thống nhất một mô hình tổ chức của cơ quan thanh tra, trong đó tổ chức thành các phòng nghiệp vụ, vừa bảo đảm chuyên môn hóa cao, vừa phát huy được kinh nghiệm, năng lực, sở trường công tác của cán bộ. Còn nếu tổ chức phòng theo địa bàn thì một người phải làm công tác thanh tra, khiếu tố và phòng, chống tham nhũng. Điều này vừa khó về biên chế vừa không có hiệu quả trong công tác, không có ai cái gì cũng giỏi, cũng biết cả. Tại Thanh tra Yên Bái, chúng tôi tổ chức thành 6 phòng, gồm văn phòng và 5 phòng nghiệp vụ, gắn với từng nội dung công tác chuyên môn như: Kinh tế, nội chính - văn xã, phòng, chống tham nhũng, khiếu tố, xử lý sau thanh tra”.
Còn về biên chế của các cơ quan thanh tra, qua rà soát, hầu hết các đơn vị đều thiếu, có huyện chỉ có 3 cán bộ thanh tra. Trong khi đó, hiện không có văn bản xác định biên chế tối thiểu cho cơ quan thanh tra. Chỉ ở nơi nào thủ trưởng cơ quan quản lý quan tâm đến công tác thanh tra, số lượng biên chế mới được bảo đảm. Việc luân chuyển cán bộ thanh tra vẫn còn tuỳ tiện, cũng gây không rất ít khó khăn cho hoạt động thanh tra.
Khó trong tổ chức thanh tra chuyên ngành
Một trong những nội dung mới của Luật Thanh tra năm 2010 là việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho một số cơ quan và các cơ quan này do Chính phủ quy định. Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 đã quy định cụ thể các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành. Vì thế, việc sắp xếp, bố trí đội ngũ thanh tra viên ở các tổng cục, cục, chi cục trước đây có tổ chức thanh tra gặp rất nhiều khó khăn.
Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được Quốc hội thông qua lại quy định chức danh Chánh Thanh tra ở các cơ quan: Cục Hàng không, Cục Hàng hải, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Tuy nhiên, Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra lại không quy định về vấn đề này.
Vì vậy, một số bộ, ngành đề nghị tiếp tục duy trì ở các tổng cục, cục, chi cục có tổ chức thanh tra, vì cho rằng Luật Thanh tra không cấm và đề nghị Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn.
Việc bỏ chức danh thanh tra viên, kéo theo việc cán bộ không được hưởng chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, nên đã tác động rất lớn tới tư tưởng của anh em cán bộ, thanh tra viên, nhất là ở các ngành có nhiều thanh tra viên làm công tác thanh tra chuyên ngành như y tế, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT)...
Về giải pháp tháo gỡ những vướng mắc này, ông Phạm Văn Hiền, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT đề xuất: “Theo quy định của Luật, phải là công chức mới được hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trong khi đó, lực lượng làm công tác này của các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, nhất là ở các chi cục phần lớn lại là viên chức. Vì thế, anh em đều không được hưởng chế độ phụ cấp như thanh tra viên”.
Còn về tổ chức, do Luật không quy định thành lập các cơ quan thanh tra chuyên ngành tại các tổng cục, cục, nhưng theo ông Hiền, vẫn có thể thành lập bộ phận tham mưu có chức năng tham mưu đề xuất cho thủ trưởng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính... độc lập với các bộ phận khác. Phòng này không có chánh thanh tra, phó chánh Thanh tra mà quy định trưởng phòng, phó trưởng phòng và cán bộ làm công tác thanh tra, được hưởng chế độ như thanh tra viên.
Vi Sa
Kỳ II: Gỡ vướng về thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Trần Quý
15:00 14/12/2024Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền