Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/03/2013 - 09:09
(Thanh tra)- Cuối năm 2008, UBND quận Hoàng Mai cho dựng 1 bảng thông báo to chừng 1 gian nhà phía sau nhà thần linh giữa nghĩa địa Ao Đường. Ngoài việc ra lệnh cho người dân phải di chuyển phần mộ của gia đình để Nhà nước làm dự án (D.A) Đền Lừ III và bán đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ)... các gia đình phải đăng ký và tự di chuyển. Quận khuyến khích các gia đình tự di chuyển mộ về quê... đến 31/12/2009 nếu không di chuyển coi như mộ vô chủ... Người làng Hoàng Mai băn khoăn vì ăn đời ở kiếp nơi đây đã nghìn năm có lẻ, không biết quê gốc nơi đâu mà chôn cất bây giờ?
Người Hoàng Mai tự tin rằng, việc gìn giữ linh cốt Tổ tiên cả nghìn năm nay hiếm có địa phương nào làm được. Đó là cách giáo dục con cháu yêu nước, thương nòi… Hoàng Mai đã di chuyển 9 nghĩa địa cổ vì sự nghiệp phát triển của Thủ đô, thì lần này hãy thương tình cho Tổ tiên họ được yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê cha đất Tổ. Ảnh: Bắc Hà
>>Kỳ I: Làng... vô phúc?
Ngay hôm sau diễn ra cuộc đập phá mồ mả, ngày 19/12/2009, lãnh đạo Quận ủy, UBND quận Hoàng Mai đã mời Ban Đại diện làng Hoàng Mai lên làm việc. Tại buổi làm việc này, lãnh đạo quận ghi nhận phản ánh của nhân dân và có nói đã làm văn bản báo cáo về TP về nguyện vọng của dân làng. Còn việc đập, phá mộ thì vẫn được ông Nguyễn Tiết Cương, Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ giải thích rằng, đó là chỉ phá các mộ huyệt xây sẵn, chưa có tiểu.
Không đồng tình với cách trả lời, sau này dân làng Hoàng Mai đã có đơn tố cáo hành vi tổ chức đập phá mồ mả của ông Nguyễn Đức Hải (Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai) và ông Nguyễn Tiết Cương, vi phạm Điều 143 và Điều 246 Bộ luật Hình sự, vì chí ít có 3 ngôi mộ của các cụ đã yên nghỉ tại đây từ lâu, bị đập phá. Đơn cử như mộ cụ Bùi Thị Mão, sau khi bị lực lượng chức năng đập, dân phản đối thì được giải thích: Mộ cụ đây chỉ là các hố chờ chuyển tiểu đến. Trước sự chứng kiến của chính quyền và lực lượng công an, dân làng khai quật lên, phía dưới có một tiểu sành, bên trong có cốt… Ngay lập tức, nhân dân lập biên bản ghi nhận việc làm phạm pháp này, nhưng ông Cương không chịu ký.
Trong số hố chờ bị đập, có huyệt chờ phần mộ cụ Đỗ Tuyết cùng gia tộc Tổ tiên họ Đỗ. Cụ Tuyết nguyên là cán bộ lão thành cách mạng, đường dây hoạt động vùng tề trong chống Pháp, nguyên Bí thư Đảng ủy xã khi mới giải phóng Thủ đô, nguyên chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của địa phương.
Nhận đơn tố cáo, sau gần 6 tháng, Công an quận Hoàng Mai có Văn bản 331/CAHM-AN trả lời khẳng định không có chuyện xâm phạm mồ mả. Mặc dù có chứng kiến tận mắt và có băng hình ghi lại việc đập phá này, với kết luận trên, các cụ đành bất lực vì biết kêu đến ai bây giờ khi cấp trên thì đẩy xuống dưới, còn dưới lại bảo không phải thẩm quyền của mình?
Trước bức xúc của dân, mãi đến ngày 20/1/2010, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, mới có buổi đối thoại với dân làng. Trong cuộc gặp gỡ này, sau khi nghe ý kiến của các bên, ông Khôi đã kết luận: Yêu cầu UBND quận Hoàng Mai rà soát lại D.A khu Đền Lừ III, ngừng việc đấu giá QSDĐ; giao Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương nghiên cứu ý kiến của các hộ dân, đối chiếu với quy hoạch chi tiết được phê duyệt, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Chủ tịch UBND TP.
Ông Khôi cũng yêu cầu UBND quận Hoàng Mai cần rút kinh nghiệm về việc triển khai thực hiện D.A; cần tuyên truyền vận động, bàn bạc cụ thể và giải thích với nhân dân, tôn trọng lợi ích của nhân dân và Nhà nước…
Không biết sau chỉ đạo này, các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương đã “nghiên cứu ý kiến của các hộ dân” như thế nào, chỉ biết rằng phường đã tổ chức họp chỉ đạo tới lãnh đạo các tổ chức Đảng, đoàn thể địa phương chỉ xoay quanh vấn đề tuyên truyền cho dân di chuyển mồ mả bằng được.
Tháng 9/2011, Chi bộ Nông nghiệp Thanh Mai phổ biến Quyết định 7384/QĐ-UBND ngày 12/8/2011 của Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai về việc triển khai Phương án số 285/PACT ngày 28/7/2011 (thực hiện D.A đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu di dân Đền Lừ III và đấu giá QSDĐ tại phường Hoàng Văn Thụ)
Sau khi nghiên cứu phương án này, người dân mới tá hỏa, trong tổng diện tích 17.819,9m2 đất cần thu hồi, có đến 5.661,2m2 đất được xác định là: Đất dân tự lấn chiếm làm nghĩa trang, không được hỗ trợ.
Với tư cách nguyên Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ thời điểm hình thành nghĩa địa Ao Đường, cụ Hoàng Đình Tiến đã có đơn phản đối: Việc quận khẳng định dân lấn chiếm là vu khống, bịa đặt; đồng thời đề nghị giải thích rõ việc lấn chiếm ấy cụ thể như thế nào, đưa ra bằng chứng để dân được rõ.
Làm đơn phản đối cùng cụ Tiến còn có cụ Nguyễn Đình Thuyết, nguyên Kế toán Trưởng Hợp tác xã Nông nghiệp kiêm cán bộ phụ trách địa chính xã Hoàng Văn Thụ từ những năm 60 đến 90 của thế kỷ trước.
Sự thật bao giờ cũng chỉ có một, chính vì vậy, sau khi tiếp Ban Đại diện vào cuộc họp ngày 18/11/2011, Thanh tra quận Hoàng Mai chỉ biết cách trả lời “sẽ tiếp thu và trao đổi lại với cơ quan chức năng và sẽ trả lời các cụ bằng văn bản”.
Thế nhưng, đợi dài cổ mà không thấy gì, các cụ lại lọ mọ làm đơn kêu cầu khắp nơi. Trước sự thúc ép của các cơ quan chức năng từ TP lên Trung ương và nhiều cơ quan báo chí, gần 1 năm sau, Thanh tra quận mới tiếp để thực hiện lời hứa trước đó: Trả lời cho rõ, ai lấn chiếm ở đâu? Thật bất ngờ khi đại diện đơn vị này tuyên bố đã trả lời các cụ từ rất lâu rồi (Văn bản số 15/UBND-TT, ngày 5/1/2012 do ông Nguyễn Đức Hải ký).
Theo như văn bản này, nơi gửi đến là 5 cụ trong Ban Đại diện làng Hoàng Mai. Nhưng, thực tế, chẳng cụ nào nhận được Văn bản 15 cả. Trong phần nơi gửi, Văn bản 15 còn ghi được gửi tới Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, Ban Tiếp công dân TP và nhiều cơ quan chức năng khác của TP Hà Nội.
Chứng minh cho khẳng định dân làng Hoàng Mai lấn chiếm 5.661,2m2 đất là đúng, ông Hải dẫn chứng: Giấy chứng nhận QSDĐ do UBND huyện Thanh Trì cấp cho UBND xã Hoàng Văn Thụ ngày 5/12/1990 thể hiện thửa đất số 93 tờ bản đồ số 11, diện tích 8.169m2, mục đích sử dụng là đất nghĩa địa… Sau khi đối trừ qua nhiều lần thu hồi đất, đối chiếu với biên bản kê khai của UBND phường Hoàng Văn Thụ thì xác định được: Có 5.661,2m2 có nguồn gốc là đất nông nghiệp, sau này hợp tác xã tự chuyển đổi làm nghĩa địa mà không báo cáo cơ quan Nhà nước.
Thoạt nghe, người được giải trình cũng có vẻ “bùi lỗ tai”, nhưng đối chiếu lại với Phương án 285/PACT, với tổng diện tích thu hồi là 17.019,9m2 gồm 26 thửa đất được nêu tên sẽ thu hồi, không tìm đâu ra được thửa đất số 93 mà ông Hải đã dẫn chiếu.
Một điều lạ kỳ nữa là, theo phổ biến của quận tới Chi bộ: Từ “Phương án 285/PACT ngày 28/7/2011 được Chủ tịch UBND quận phê duyệt trong Quyết định 7384/QĐ-UBND ngày 12/8/2011” thì nay trong Văn bản số 15 lại là “Phương án 287/PACT và Quyết định 7334/QĐ-UBND” (được ký cùng ngày như nhau).
Cụ Vũ Đình Dậu, Trưởng Ban Đại diện nghĩa trang trong đơn giải trình gửi các cấp lãnh đạo đã viết: “Đây là một văn bản dối trên lừa dưới và có nhiều điều khuất tất ”.
Vậy, việc ban hành Văn bản 15 phải chăng là để qua mặt các cơ quan quản lý Nhà nước, còn người được giải trình chính là các cụ Ban Đại diện thì bị lờ tịt, dối quanh.
Và rồi, vẫn điệp khúc các kiến nghị của dân là thuộc thẩm quyền của TP, nên các cụ lên đó mà hỏi. Còn TP lại bảo quận và các cơ quan chức năng xem xét ý kiến của dân để tham mưu TP.
Trước làn sóng phản đối Phương án 285/PACT vì có nội dung vu cáo “dân làng tự lấn chiếm đất làm nghĩa trang”, UBND phường đã an dân bằng cách tiến hành đo lại nghĩa địa Ao Đường. Thực tế diện tích hiện là 12.000m2 đất, chứ chẳng phải như nhận định của quận Hoàng Mai trong Văn bản số 15 nêu trên.
Vì công trình trong điểm quốc gia, người làng Hoàng Mai sẵn sàng chấp nhận mất đất, như những gì mà họ đã làm cả nghìn năm qua. Nhưng, để bán đấu giá lấy tiền, có cần thiết phá bỏ Ao Đường? Những con số lệch lạc kể trên cùng sự né tránh giải quyết kiến nghị của dân đã nói lên điều gì?
Được biết, cùng có quy hoạch khu đô thị Thịnh Liệt cũng bị buộc di dời nghĩa trang địa phương (chỉ cách nghĩa địa Ao Đường khoảng 300 - 400m).
Ngày 12/4/2012, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo dẫn đầu đoàn công tác TP làm việc với quận Hoàng Mai về tình hình kinh tế - xã hội. Tại buổi làm việc này, quận Hoàng Mai đã kiến nghị điều chỉnh 5 D.A, trong đó khu nghĩa trang phường Thịnh Liệt được Chủ tịch UBND TP chấp nhận cho điều chỉnh thành khu công viên nghĩa trang.
Người dân đặt câu hỏi, vì sao nghĩa trang phường Thịnh Liệt được giữ lại, thậm chí còn được nâng cấp thành công viên nghĩa trang, còn phường Hoàng Văn Thụ thì không? Phải chăng, 9 lần xóa bỏ nghĩa trang của người dân Hoàng Mai vẫn là chưa đạt với yêu cầu?
Nếu vì lý do nào đó mà không thể thay đổi được quy hoạch, các cấp lãnh đạo địa phương hãy đối thoại và đưa ra lý giải thuyết phục và giải quyết đúng pháp luật các kiến nghị cùng tố cáo của dân. Chúng tôi tin rằng, với lịch sử yêu nước truyền thống cả nghìn năm, dân làng Hoàng Mai sẽ chấp hành.
Bắc Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 29/11, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kết luận thanh tra số 268/Kl-TTr việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai. Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại đơn vị này.
Phương Anh
22:22 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Ngọc Phó
18:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC