Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khó giải quyết KN,TC do pháp luật thiếu đồng bộ

Thứ năm, 11/10/2012 - 10:40

(Thanh tra)- Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng gửi Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) năm 2012 cho thấy, số lượng đơn thư liên quan đến đòi lại nhà, đất do Nhà nước quản lý là rất lớn, như: Việc bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất trước đây; quyền mua nhà theo Nghị định 61/CP; KN việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà chung cư; KN về quản lý, sử dụng phần diện tích sử dụng chung tại các tòa nhà chung cư...

Theo Bộ Xây dựng, có nhiều vụ việc rất khó khăn, phức tạp trong giải quyết. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, KN về nhà đất do Nhà nước quản lý là KN mà hành vi hành chính, quyết định hành chính đã xảy ra từ rất nhiều năm trước nên việc xem xét tính đúng đắn của các hành vi đó gặp rất nhiều khó khăn, tốn rất nhiều thời gian do thiếu chứng cứ để kết luận.

Nhiều trường hợp chủ sở hữu nhà đất mà Nhà nước đã quản lý đã chết hoặc đang định cư ở nước ngoài, người đi KN là con, cháu hoặc người được ủy quyền nên việc xác minh, lấy lời khai thiếu thông tin chính xác.

Nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kết luận vụ việc và ra quyết định giải quyết KN cuối cùng đúng pháp luật, nhưng công dân chây ỳ, không chịu thi hành mà vẫn liên tục KN đến các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, do hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật, cơ sở của công tác giải quyết KN còn thiếu và không đồng bộ. Việc KN của công dân đòi nhà đất thuộc rất nhiều dạng khác nhau. Hầu hết các vụ KN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng đều phải tiến hành bổ túc hồ sơ, nhưng sự đáp ứng của địa phương rất chậm, thậm chí có địa phương không chịu bổ túc sau nhiều lần đôn đốc.

Trong năm 2012, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tiếp 452 lượt dân đến phòng tiếp dân, gồm 1 đoàn đông người; tiếp nhận và xử lý 1.220 đơn thư, trong đó có 203 vụ việc mới.
Các cơ quan Trung ương thì chuyển đơn thư lòng vòng, kể cả cơ quan không có thẩm quyền giải quyết, làm cho sự việc phức tạp thêm... Quan điểm giải quyết và nguyên tắc vận dụng pháp luật của các cơ quan trong nhiều vụ KN rất khác nhau dẫn đến các cách giải quyết khác nhau, công dân không đồng tình tiếp khiếu lên cơ quan hành chính cấp trên.

Việc chấp hành các quyết định giải quyết KN cuối cùng đã có hiệu lực pháp luật trong nhiều trường hợp không được nghiêm, dẫn đến KN không được giải quyết dứt điểm.

Cũng theo ông Nam, sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật là nguyên nhân của các nguyên nhân. Khắc phục được tình trạng này sẽ góp phần khắc phục được các khâu yếu kém trong công tác giải quyết KN.

Bộ Xây dựng đã đề xuất các cơ quan chức năng thuộc tỉnh phải chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh trong việc thu thập chứng cứ, xác minh vụ việc, đối thoại với công dân, cung cấp hồ sơ có liên quan để UBND tỉnh có cơ sở ban hành quyết định giải quyết KN theo thẩm quyền. UBND cấp tỉnh phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định giải quyết KN lần hai của Bộ Xây dựng, nhất là các quyết định đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về phía mình, Bộ Xây dựng phải kịp thời thụ lý các vụ KN mà UBND tỉnh đã giải quyết nhưng công dân còn tiếp khiếu và giải quyết các vụ KN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ các vụ KN phức tạp mà giữa Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh không thống nhất quan điểm giải quyết để có cơ sở ban hành quyết định cuối cùng; xem xét và sửa lại quyết định giải quyết KN cuối cùng của Bộ nếu thấy quyết định đó không đúng.


Đinh Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm