Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 31/01/2012 - 10:58
(Thanh tra)- Nhân dịp đầu xuân Nhâm Thìn, PV Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Liên, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra tài chính năm 2012.
+ Xin ông cho biết, công tác thanh tra ngành Tài chính nói chung và Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng sẽ tập trung vào những nội dung nào trong năm 2012?
- Thứ nhất là thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tài chính ngân sách, quản lý điều hành ngân sách, chú trọng việc thực hiện Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách, các khoản phí, lệ phí; việc bố trí, thanh quyết toán vốn đầu tư, chú trọng nguồn vốn và các dự án đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vay lại nguồn vốn ODA, vay có bảo lãnh của Chính phủ, đầu tư theo hình thức BT, BOT, PPP... Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công…
Thứ hai là thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý giá của các cơ quan Nhà nước, việc thực hiện các quy định của Nhà nước về giá đối với một số mặt hàng thiết yếu như: Điện, xăng dầu, xi măng, sắt thép... trực tiếp góp phần bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ ba là tập trung rà soát các nguồn thu, các khoản thuế nợ đọng; chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống thất thu thuế; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, doanh nghiệp hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế; doanh nghiệp hoạt động tạm nhập tái xuất.
Thứ tư là thanh tra, giám sát rủi ro việc tuân thủ, bảo đảm an toàn về tài chính và khả năng thanh toán của các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán có vốn góp từ các ngân hàng, các tập đoàn Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm; chú trọng tính minh bạch, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trục lợi.
Năm 2011, Thanh tra ngành Tài chính đã thực hiện trên 21.500 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiến nghị xử lý hơn 6.914 tỷ đồng. Trong đó, riêng Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính trên 2.768 tỷ đồng. Để góp phần kiểm soát giá cả, kiềm chế lạm phát, Thanh tra Bộ đã triển khai 35 cuộc thanh tra, kiểm tra về giá, chiếm gần 50% số cuộc thanh tra, kiểm tra; hoàn thành 21 cuộc kiểm tra 7 mặt hàng và 11 cuộc thanh tra giá thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chính sách pháp luật, công tác tuyển dụng, quản lý cán bộ, việc xây dựng quy trình hoạt động, quy chế tài chính, công tác quản lý tài chính nội bộ.
+ Trong năm nay, khi triển khai thực hiện theo Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra ngành Tài chính có gặp những khó khăn nào, thưa ông?
- Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực từ tháng 7/2011, nhưng đến 22/9/2011 Chính phủ mới có Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Thanh tra, ngày 21/10/2011 mới có Nghị định số 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra. Việc chậm có nghị định hướng dẫn đã dẫn tới nhiều khó khăn, vướng mắc cho hoạt động thanh tra. Đó là, “vướng” qui định về thanh tra chuyên ngành tài chính. Bởi, theo quy định của Luật Thanh tra, các Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng đến thời điểm tháng 12/2011 Chính phủ vẫn chưa có nghị định quy định về các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành. Như vậy, vẫn chưa thể xác định là Bộ Tài chính sẽ có những cơ quan nào được giao chức năng này. Vì vậy, Bộ Tài chính cũng chưa thể trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định số 81/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra tài chính và cũng ban hành được thông tư hướng dẫn về hoạt động thanh tra tài chính.
Chưa kể, thẻ thanh tra do Bộ Tài chính và UBND các tỉnh cấp đến nay đã hết hiệu lực. Theo quy định mới của Luật Thanh tra 2010, thẻ này do Tổng Thanh tra cấp, nhưng đến nay vẫn chưa có. Lực lượng các công chức làm công tác thanh tra tại các tổng cục, cục thuộc bộ có hơn 1.800 người, nhưng hiện vẫn chưa rõ sẽ xếp vào ngạch công chức nào, có cấp thẻ thanh tra không, công tác đào tạo nghiệp vụ, thanh tra chuyên ngành ra sao?
Ngoài ra, công tác thanh tra hành chính, theo quy định của Luật Thanh tra, các tổng cục không thực hiện chức năng thanh tra hành chính. Tuy nhiên, ngành Tài chính là một ngành rất đặc thù, các tổng cục, kho bạc Nhà nước được tổ chức quản lý thống nhất theo ngành từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, Thanh tra Bộ Tài chính cần phải tăng cường để đẩy mạnh công tác thanh tra hành chính, đồng thời cần phân cấp cho các tổng cục đẩy mạnh công tác kiểm tra. Những điểm vướng đó đã được Thanh tra Bộ nhìn rõ để sớm có giải pháp tháo gỡ, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông !
Hồng Thu (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập tại thành phố Vĩnh Long còn một số hạn chế. Việc lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa đầy đủ, chính xác các đối tượng theo quy định. Ngoài ra, qua kiểm tra phát hiện một trường hợp được bổ nhiệm kế toán trưởng không đúng quy định.
Cảnh Nhật
20:41 15/12/2024(Thanh tra) - Qua thanh tra, Cục Thuế tỉnh Long An yêu cầu Công ty Cổ phần Golden Land Long An nộp ngay số tiền 1.021.893.214 đồng, bao gồm số tiền truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Thu Huyền
20:14 15/12/2024Hải Hà
12:54 15/12/2024Lê Hữu Chính
10:35 15/12/2024Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân