Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/02/2012 - 06:32
(Thanh tra)- Dân xã Hương Cần xâm canh, xâm cư vào đất xã Tân Minh. Chính quyền, dân xã Tân Minh khiếu nại. UBND huyện Thanh Sơn giải quyết: Vẽ lại bản đồ hành chính hai xã. Vậy là, bên đúng (xã Tân Minh) mất đất, còn bên sai (xã Hương Cần) được lợi. Đây là cách giải quyết khiếu nại có một không hai ở tỉnh Phú Thọ.
Lãnh đạo UBND xã Tân Minh cung cấp thông tin cho PV Báo Thanh tra.
Tại Văn phòng UBND xã Tân Minh (Thanh Sơn, Phú Thọ), các ông: Hà Đăng Khanh, Chủ tịch UBND xã; Hà Thế Thú, Phó Chủ tịch UBND xã; Hà Qúy Thanh, cán bộ Địa chính xã đã cung cấp cho PV Báo Thanh tra một số hồ sơ chứng minh nguồn gốc, lịch sử về đất và người ở xóm Đá Cạn thuộc địa giới hành chính, quyền quản lý hợp pháp của xã Tân Minh.
Theo bản đồ F 48-103-C/tỷ lệ 1:50.000 (xuất bản năm 1994) và Bản đồ 364 (Chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 6/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng bản đồ địa giới hành chính các xã, thị trấn), diện tích đất khu Đá Cạn (nay là xóm Đá Cạn) thuộc địa giới hành chính của xã Tân Minh quản lý.
12 hộ, dân tộc Dao đăng ký hộ khẩu thường trú ở xã Tân Minh, mọi hoạt động, sinh hoạt đều ở xã Tân Minh. Cụ thể, từ năm 1945 - 1968, một số người xóm Đá Cạn đã tham gia công tác chính quyền, đoàn thể xã Tân Minh như các ông: Dương Đức Khái, Trưởng xóm, Ủy viên Bình dân học vụ xã; Triệu Đức Lậy, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến (UBHCKC) xã; ông Phùng Văn Phú, Ủy viên UBHCKC xã, Trưởng Ban Lâm nghiệp xã; ông Dương Đức Linh, Xã đội phó; ông Triệu Đức Quân, Công an viên… Những người ở xóm Đá Cạn có công tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, khi làm hồ sơ đề nghị Nhà nước cấp Huân, Huy chương đều khai công tác ở xã Tân Minh và được UBND xã Tân Minh xác nhận.
Do tập quán du canh, du cư, một số hộ dân khu Đá Cạn đã bỏ đi nơi khác sinh sống. Năm 1982, họ từ các xã: Võ Miếu, Cự Thắng, Văn Miếu (huyện Thanh Sơn) quay trở lại khu Đá Cạn sinh sống. Số người này không đăng ký hộ khẩu ở xã Tân Minh mà đăng ký hộ khẩu thường trú ở xã Hương Cần. Trước tình trạng đó, UBND xã Tân Minh đã yêu cầu họ muốn sinh sống tại khu Đá Cạn phải nhập khẩu về xã Tân Minh như trước đây để xã Tân Minh quản lý theo đúng pháp luật. Nếu nhập khẩu ở xã Hương Cần, thì xã Hương Cần phải tổ chức chỗ ở cho họ trên đất xã Hương Cần.
Ông Hà Đăng Khanh cho biết: Sau đề nghị của UBND xã Tân Minh, có 10/12 hộ đồng bào Dao mới di cư trở lại khu Đá Cạn xin chuyển hộ khẩu về xã Tân Minh, nhưng không được chấp thuận.
Sau khi hoàn chỉnh bản đồ và mô tả địa giới hành chính của các xã, thị trấn theo Chỉ thị 364/CT-TTg, tại “Biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính tuyến địa giới hành chính giữa xã Hương Cần và xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” ngày 13/6/1994, Chủ tịch UBND hai xã Tân Minh, Hương Cần đã ký biên bản, cam kết: “Những vấn đề nêu trên (mô tả địa giới hành chính hai xã - PV) là đúng thực địa, phù hợp với bản đồ địa giới hành chính và sơ đồ thuyết minh địa giới hành chính”, đại diện Ban Chỉ đạo 364 huyện Thanh Sơn, đại diện đơn vị thi công đã ký chứng kiến. Ngày 1/5/1995, Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn đã ra Quyết định số 60/QĐ-UB “V/v xác định đoạn địa giới hành chính giữa xã Hương Cần và xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn”. Theo nội dung hai văn bản trên và bản đồ 364 thì khu Đá Cạn thuộc về địa giới hành chính của xã Tân Minh là đúng.
Tại Công văn số 601/SNV “V/v trả lời kiến nghị của cử tri” ngày 20/9/2004 và Công văn số 170/SNV ngày 5/5/2005 “V/v giải quyết tranh chấp đất đai” của Sở Nội vụ Phú Thọ ghi rõ: “Căn cứ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính thì các tuyến địa giới hành chính giữa xã Tân Minh với các xã khác không có tranh chấp. Vì vậy, không thực hiện việc xác định lại địa giới hành chính của các xã”.
Thế nhưng tại Báo cáo số 52/BC-NV V/v Báo cáo công tác địa giới hành chính hai xã Tân Minh và Hương Cần” ngày 13/9/2011 của Phòng Nội vụ huyện Thanh Sơn lại cho rằng: “Căn cứ vào bản đồ và thuyết minh mô tả của đường địa giới này (bản đồ 364 - PV) so với thực địa có sự sai lệch”. Báo cáo này còn bác bỏ cả lịch sử, nguồn gốc của khu đất Đá Cạn và cho rằng: “Bản Đá Cạn từ trước tới nay nhân dân vẫn làm ăn sinh sống thuộc sự quản lý hành chính của xã Hương Cần”.
Bản Báo cáo số 52 của Phòng Nội vụ huyện Thanh Sơn đã đưa ra con số: Tổng diện tích đất đang sử dụng theo hiện trạng của khu Đá Cạn là 292,55ha; trong đó, đất ở 2,9ha; đất lâm nghiệp 240,6ha; đất màu đồi, đất núi đá, đất chưa sử dụng là 49,05ha. Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao 240,6ha, gồm: Đã giao cho xã Tân Minh (12 hộ) 192,4ha; giao cho xã Hương Cần (2 hộ) 148,5ha; diện tích đất giao trùng: 100,3ha (hộ Lý Văn Lịch, xã Hương Cần) vào diện tích đất rừng tự nhiên phòng hộ do xã Tân Minh quản lý. Đồng thời “đề nghị cấp có thẩm quyền phân định đường địa giới hành chính giữa hai xã theo đường biên được kẻ tại thực địa ngày 25/12/2010 do Tổ công tác đã xác định”. Nghĩa là, cắt chuyển toàn bộ diện tích đất khu Đá Cạn của xã Tân Minh đang quản lý hợp pháp cho xã Hương Cần.
Như vậy, cùng một lúc, Phòng Nội vụ huyện Thanh Sơn đã phủ nhận cả nguồn gốc rất rõ ràng của khu đất Đá Cạn và “Biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính tuyến địa giới hành chính giữa xã Tân Minh và xã Hương Cần” do Ban Chỉ đạo 364 huyện Thanh Sơn (thời kỳ 1994) thực hiện; phủ nhận Quyết định số 60 (ngày 1/5/1995) của Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn “V/v xác định đoạn địa giới hành chính giữa hai xã Hương Cần và xã Tân Minh”. Đồng thời “bỏ qua” cả hai công văn (số 52 và 601) của Sở Nội vụ Phú Thọ.
Ông Hà Đăng Khanh cho biết: Ngày 26/9/2011, UBND huyện Thanh Sơn đã mời Thường trực HĐND, UBND xã, cán bộ địa chính xã Tân Minh về UBND huyện họp để giải quyết vấn đề tranh chấp đất của xã Tân Minh và xã Hương Cần. Cuộc họp này do ông Nguyễn Khắc Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì. Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND huyện và đại diện phòng Nội vụ, phòng Tài nguyên và Môi trường không nói đến việc dân Hương Cần xâm canh, xâm cư như kiến nghị của chính quyền và nhân dân xã Tân Minh mà vạch trên bản đồ, cắt hết diện tích đất của số hộ dân xã Tân Minh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chuyển sang cho xã Hương Cần; giao cho số hộ đã xâm canh, xâm cư vào đất Tân Minh (khu Đá Cạn) sử dụng.
Bất bình với cách giải quyết của UBND huyện, lãnh đạo HĐND, UBND xã Tân Minh không ký biên bản. Ông Khanh nói: Chúng tôi (HĐND, UBND xã Tân Minh - PV) không đồng ý, lãnh đạo UBND huyện đã đe dọa, ép phải ký biên bản, nếu không ký biên bản thì sẽ bị kỷ luât. Trước sức ép đó, tôi đã ký biên bản, nhưng ghi rõ: “Đồng ý ký theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo huyện”.
Với quyền của mình, UBND huyện Thanh Sơn có thể thực hiện “kẻ” lại địa giới hành chính hai xã Tân Minh và xã Hương Cần. Nhưng không phải theo cách lấy đất của xã Tân Minh đã, đang quản lý hợp pháp chuyển sang cho xã Hương Cần. Xem ra cách giải quyết đơn khiếu nại của công dân chỉ “được việc” cho huyện, nhưng khó an dân.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập tại thành phố Vĩnh Long còn một số hạn chế. Việc lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa đầy đủ, chính xác các đối tượng theo quy định. Ngoài ra, qua kiểm tra phát hiện một trường hợp được bổ nhiệm kế toán trưởng không đúng quy định.
Cảnh Nhật
20:41 15/12/2024(Thanh tra) - Qua thanh tra, Cục Thuế tỉnh Long An yêu cầu Công ty Cổ phần Golden Land Long An nộp ngay số tiền 1.021.893.214 đồng, bao gồm số tiền truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Thu Huyền
20:14 15/12/2024Hải Hà
12:54 15/12/2024Lê Hữu Chính
10:35 15/12/2024Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân