Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính quyền đối thoại với dân làm sáng tỏ nghi ngờ

Thứ ba, 25/10/2011 - 09:37

(Thanh tra)- Báo Thanh tra đã có loạt bài phản ánh những vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu dân cư - chợ thương mại xã Tráng Liệt (D.A xã Tráng Liệt), huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời dân tại buổi đối thoại

>>Tính pháp lí đến đâu?

Ngày 11/7/2011, UBND tỉnh có Văn bản số 1158/UBND-VP gửi UBND huyện Bình Giang và các sở, ban, ngành. Theo đó, giao Chủ tịch UBND huyện Bình Giang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân về những vấn đề lên quan đến thực hiện D.A xã Tráng Liệt theo thẩm quyền; chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức đối thoại với công dân trước khi triển khai các công việc tiếp theo theo quy định...

Ngày 13/9/2011 tại xã Tráng Liệt đã diễn ra cuộc đối thoại với dân. Về phía chính quyền có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, lãnh đạo UBND huyện và đại diện các hộ dân có đất nằm trong D.A.

Mở đầu cuộc đối thoại, ông Vũ Quang Sang, Chủ tịch UBND huyện Bình Giang nêu nội dung mà các hộ dân đã phản ánh qua các cuộc tiếp xúc công dân trước. Sau đó, các hộ dân có mặt trong buổi đối thoại có thêm một số ý kiến.

Nhiều hộ dân đề nghị thực hiện theo Quyết định số 40 của UBND tỉnh về ban hành quy định bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2009; Quyết định số 45 của UBND tỉnh về giá quy định các loại đất của tỉnh Hải Dương năm 2010. Trong cuộc đối thoại, các hộ dân cho rằng, khi thành lập hội đồng GPMB không có đại diện của các hộ dân tham gia; giá bồi thường quá thấp so với giá thị trường. Ngoài ra, quyết định thu hồi đất từ năm 2004 chứ không phải năm 2007; chợ xây trên đất xã Tráng Liệt phải do người dân xã Tráng Liệt kinh doanh.

Cũng theo người dân, năm 2008 có quyết định giao huyện làm chủ đầu tư (CĐT), nhưng không thông qua Đảng bộ nên đến năm 2010 dân mới biết; giá đất phải áp dụng theo mục II của Nghị định 69; hỗ trợ về đất phải theo điểm b, Điều 22, Nghị định 69. Người dân bị thu hồi đất được hưởng lợi gì khi D.A triển khai? CĐT trả bao nhiêu tiền/sào? Ông Trần Quang Thiệp (khu Thượng) nêu ý kiến, nếu không thỏa thuận được về giá thì người dân không nhận tiền bồi thường. Còn ông Cao Văn Cử (hu Trung) đề nghị các cấp, các ngành, CĐT sớm triển khai D.A theo đúng quy định; đồng thời, đề nghị toàn thể bà con đoàn kết, ủng hộ địa phương để D.A sớm đi vào hoạt động.

Buổi đối thoại trực tiếp với dân


Về phía các cơ quan chức năng, ông Vũ Quang Sang, Chủ tịch UBND huyện cho biết, huyện đã căn cứ vào Báo cáo số 88/BC-TNMT ngày 4/7/2011 của Sở TN&MT tỉnh về tình hình kiểm tra, rà soát vướng mắc trong việc bồi thường GPMB ở D.A xã Tráng Liệt để làm căn cứ, giải thích cho các hộ dân. Cụ thể: Từ năm 2001 - 2003, xã làm CĐT D.A do quy mô nhỏ. Đến cuối năm 2003, Đảng ủy, HĐND xã đề nghị cho triển khai mở rộng diện tích D.A lên 7,5ha, tổng mức đầu tư khoảng 37 tỷ đồng. Nhưng sau đó xét thấy xã không đủ điều kiện để thực hiện D.A nên năm 2004, tỉnh giao cho huyện Bình Giang làm CĐT, chuyển hình thức đầu tư từ BT sang BOT. Ngày 19/10/2007, tỉnh mới có quyết định phê duyệt điều chỉnh D.A. Ngày 14/12/2007, huyện tổ chức đấu thầu đầu tư xây dựng D.A và Cty Cổ phần Đầu tư Tây Bắc đã trúng thầu. Về việc “công dân kiến nghị không nhận tiền bồi thường để được chia 1/3 diện tích đất nằm trong quy hoạch D.A”, đây là ý kiến đề nghị của các hộ được ghi trong biên bản tiếp công dân chứ không phải cam kết của đồng chí Phạm Văn Tỏ, nguyên là Chủ tịch UBND huyện, nay là Bí thư Huyện ủy.

Còn theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tài chính, hàng năm, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh lập ra bảng giá đất cho từng khu vực để HĐND tỉnh phê duyệt. Khung giá bao gồm nhiều loại, căn cứ vào vị trí, nguồn gốc đất. Riêng đất nông nghiệp ở các xã gồm 2 loại trong đê và ngoài đê. Đất nông nghiệp tại D.A này có giá 60.000 đồng/m2.

Ông Nguyễn Trác Trung, Chánh Thanh tra Sở TN&MT cho rằng, đối chiếu với các quy định của pháp luật thì D.A xã Tráng Liệt thuộc thẩm quyền Nhà nước thu hồi đất, do đó CĐT không phải thỏa thuận với các hộ dân có đất trong D.A. Thanh tra Sở TN&MT tỉnh đã kiểm tra, rà soát vướng mắc trong việc bồi thường GPMB thực hiện D.A và đã có Báo cáo số 88/BC-TNMT ngày 4/7/2011 gửi Chủ tịch UBND tỉnh.

Sau các ý kiến đối thoại của người dân và trả lời của các cơ quan chức năng, ông Vũ Quang Sang, Chủ tịch UBND huyện Bình Giang đề nghị các sở, ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm kiểm tra, hướng dẫn địa phương thực hiện trình tự thu hồi đất để D.A sớm được triển khai; giao UBND xã Tráng Liệt tiếp tục tuyên truyền, vận động và giải thích cho các hộ dân chưa nhận tiền bồi thường GPMB về chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước khi thu hồi đất, để người dân hiểu, đồng thuận ủng hộ địa phương triển khai D.A.

Với tinh thần thẳng thắn, tiếp thu ý kiến của dân, kiên trì giải thích để dân hiểu, cuộc đối thoại đã làm sáng tỏ những nghi ngờ, đồng thời giúp các hộ dân hiểu được giá trị của D.A sẽ mang lại.


Bài và ảnh: Lộc Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì qua thanh tra Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch

Thấy gì qua thanh tra Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch

(Thanh tra) - Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 119/KL-TTr ngày 15/11/2024 về thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.

Trần Quý

21:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm