Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vinalines thanh lý tàu: Mua 378 tỷ, bán hơn 34 tỷ đồng

Thứ năm, 09/06/2016 - 16:02

Những con tàu cũ kỹ, 'già nua' được Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) mua cách đây gần chục năm đang trở thành gánh nặng đối với Vinalines.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa xin phép Bộ GTVT thanh lý 6 tàu biển tải trọng lớn.

Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa trình Bộ Giao thông vận tải kế hoạch bán thanh lý các tàu trong tình trạng “tuổi cao sức yếu”, không đảm bảo an toàn khai thác hoặc hoạt động không hiệu quả.

Cụ thể, 6 tàu nằm trong danh sách này là Vinalines Ruby, Vinalines Global, Vinalines Trader, Vinalines Ocean, Vinalines Star, Vinalines Fortuna.

Ngoại trừ Vinalines Ruby, các tàu còn lại đều “khai sinh” từ những năm 90 của thế kỷ trước. Vinalines cho biết các tàu chở hàng khô nói trên đều 20 tuổi – độ tuổi được xác định là “già” để khai thác. Khi nguồn hàng khan hiếm, cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì những tàu già thường không có người thuê, phải neo chờ hàng dẫn đến tổn thất về doanh thu hoặc bị ép giá, bị tính thêm phí tàu già.

Vinalines cho rằng, nếu tiếp tục khai thác trong tình hình thị trường hiện tại và dự báo không có sự tăng trưởng đột biến trong vòng 3 năm tiếp theo thì kết quả kinh doanh sẽ lỗ lớn, không trả được nợ gốc và lãi vay mua tàu.

Đơn cử như tàu Vinalines Fortuna, giai đoạn 2012- 2015, số lỗ từ khai thác con tàu này ước khoảng 172 tỷ đồng. Còn tàu Vinalines Star lỗ khoảng 186 tỷ đồng…

Thông tin từ Công ty Vận tải biển Vinalines cho thấy, tàu Vinalines Fortuna giá trị sổ sách lúc mua tàu là hơn 341 tỷ đồng. Tuy vậy, khi lên kế hoạch bán con tàu này, Công ty Vận tải biển Vinalines cũng chỉ đưa ra mức giá dự kiến là khoảng hơn 34,8 tỷ đồng.

Trong số 5 "tàu già" kể trên, tàu Vinalines Fortuna, Vinalines Star và Vinalines Ocean đang thuộc quyền quản lý của một công ty con của Vinalines là Công ty Vận tải biển Vinalines. Số tàu này được Chi nhánh Vinalines ở TP.HCM đưa về cho Công ty Vận tải biển Vinalines quản lý từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012.

Còn tàu Vinalines Star được mua với giá gần 378 tỷ đồng. Giá bán dự kiến của con tàu này là hơn 34,4 tỷ đồng.

Tàu Vinalines Ocean, giá mua tàu là hơn 376 tỷ đồng. Tàu Vinalines Ocean có giá bán dự kiến là 1,53 triệu USD, tương đương hơn 34,4 tỷ đồng.

Như vậy, sau 8 năm khai thác (mua về từ 2007), giá bán dự tính của những con "tàu già" trên chỉ còn được 1/10 giá lúc mua vào.

Công ty Vận tải biển Vinalines cũng tính toán rằng các loại chi phí cần thiết để bán được các con tàu trên là từ 6-10 tỷ đồng.

Nhưng nếu càng để lâu, những con tàu này sẽ càng mất giá, thua lỗ càng nặng nề. Vì vậy Vinalines muốn bán được càng sớm càng tốt. Song để bán được tàu, Vinalines sẽ phải làm việc với các cơ quan hữu quan như cơ cấu tài chính xong các khoản nợ, giải chấp tàu Vinalines Fortuna, Vinalines Ocean.

Trong một kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi năm 2012, Vinalines thời Dương Chí Dũng làm Chủ tịch hội đồng thành viên đã mua sắm rất nhiều tàu cũ, tàu già. Cụ thể theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2005-2010, Vinalines đã mua 73 tàu, đa số các tàu mua ở nước ngoài đã qua sử dụng. Tổng vốn đầu tư 22.853 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD).

Trong số 6 con tàu nằm trong kế hoạch thanh lý của Vinalines, tàu Vinalines Ruby là “trẻ” nhất khi “chào đời” vào năm 2012 ngay tại Việt Nam. Đây là 1 trong số hàng chục con tàu của Vinalines nằm trong chương trình phát triển đội tàu biển Việt Nam.

Sau khi được hạ thủy, tàu Vinalines Ruby không thể khai thác trên tuyến nội địa, nên được cho thuê định hạn. Tháng 5/2016 tàu Ruby được cho thuê với mức giá 6.650 USD/ngày.

Vinalines cho rằng, chi phí vốn quá lớn dẫn đến kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của tàu Vinalines Ruby bị lỗ. Mức lỗ lũy kế hơn 123 tỷ đồng. Kết quả lỗ lũy kế này gần tương đương với số tiền khấu hao lũy kế là gần 126 tỷ đồng.

Vì thế, Vinalines cho rằng, “Nếu kéo dài thời gian khai thác tàu Vinalines Ruby sẽ không bảo toàn vốn”.

Theo Vinalines, việc sớm triển khai bán tàu sẽ giúp Vinalines cắt lỗ, giảm thiệt hại cũng như giảm áp lực tài chính, cải thiện nguồn vốn và tạo điều kiện cho việc tập trung dòng tiền để khai thác các "tàu trẻ" hơn giúp kết quả kinh doanh chung cả đội tàu khả quan hơn.

Theo H.Duy/VNN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm