Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vinafood 1 nỗ lực vượt khó, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021

Thứ sáu, 18/12/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) Nguyễn Ngọc Cảnh đã chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và công tác cơ cấu lại, sắp xếp doanh nghiệp năm 2021.

Trụ sở Vinafood 1

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Vinafood 1 cho biết, từ đầu năm 2020 tới nay, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, ảnh hưởng lớn tới thị trường lương thực trong nước và quốc tế, trong đó có mặt hàng gạo. Thị trường lúa gạo trong nước giá cả biến động tăng nhanh do nhu cầu nội địa và dự trữ.

Trên thị trường quốc tế, một số nước điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo, do tập trung nguồn lực xử lý dịch Covid-19 nên giảm ngân sách nhập khẩu gạo, trong đó có gạo Việt Nam. Thị trường truyền thống là Cuba gặp nhiều khó khăn về khả năng thanh toán, thị trường Iraq gặp vướng mắc về hợp đồng xuất khẩu, dẫn đến sản lượng gạo xuất khẩu trong năm 2020 của Vinafood 1 giảm so với dự kiến. 2 thị trường này dự kiến còn tiếp tục khó khăn trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch xuất khẩu của Vinafood 1.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với tình hình thực hiện đến thời điểm hiện nay, nhưng kết thúc năm tài chính 2020, Vinafood 1 đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu được giao, trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động. Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu toàn tổ hợp Công ty mẹ - con ước đạt 685 nghìn tấn, bằng 105% kế hoạch được giao, trong đó, sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty mẹ đạt 550 nghìn tấn, bằng 96,4% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu toàn tổ hợp Công ty mẹ - con ước đạt 295 triệu USD, bằng 110,4% kế hoạch, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Công ty mẹ đạt 229 triệu USD, bằng 101,8% kế hoạch được giao.

Về công tác đầu tư, do những diễn biến của dịch Covid-19 dẫn tới tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư của Vinafood 1 bị ảnh hưởng lớn. Như vậy, trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn, Vinafood 1 đã nỗ lực phấn đấu và dự kiến cả năm 2020 sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch về lợi nhuận. Kết quả trên cũng vượt so với 3 kịch bản mà Vinafood 1 đã xây dựng và báo cáo Ủy ban.

Đại diễn lãnh đạo Vinafood 1 cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển năm 2021. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa Công ty mẹ, đại diện lãnh đạo Vinafood 1 cũng đề xuất Ủy ban lấy ý kiến các địa phương, tiến tới chủ trì thực hiện kiểm tra hiện trạng, xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Ngọc Cảnh đánh giá, Vinafood 1 thực hiện song song 2 nhiệm vụ vừa triển khai thực hiện  sắp xếp doanh nghiệp vừa thực hiện sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của Vinafood 1, các chỉ tiêu về tài chính, sản xuất kinh doanh cơ bản đạt kế hoạch năm 2020 mà Ủy ban đã giao, trong đó chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận trước thuế đều vượt so với kế hoạch được giao. Đây là sự cố gắng lớn của tập thể lãnh đạo của Vinafood 1, các đơn vị thành viên và người lao động.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh đề nghị Vinafood 1 xây dựng kế hoạch năm 2021 cần chủ động gắn với xây dựng kế hoạch 5 năm 2021-2026, chiến lược tổng công ty, trong đó cần làm rõ vị trí, vai trò của tổng công ty Nhà nước trong kinh doanh gạo, lương thực đảm bảo hiệu quả kinh tế, cũng như nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao; đồng thời, rà soát chi tiết các khoản chi phí của doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là giá vốn, các khoản hoàn nhập, trích lập dự phòng, đặc biệt là công nợ phải thu.

Lãnh đạo Ủy ban yêu cầu Vinafood 1 chủ động rà soát, cân đối và chỉ đầu tư những hạng mục cần thiết, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí vốn đầu tư; những hạng mục đầu tư chưa cần thiết thì thực hiện giãn hoặc dừng đầu tư. Đồng thời, có giải pháp khả thi để thực hiện đúng kế hoạch đầu tư đã được giao, tránh tình trạng thực hiện tỷ lệ thấp trong các năm vừa qua.

Ngọc Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm