Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/08/2014 - 14:00
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã, đang xin ý kiến và hoàn chỉnh lần thứ 5. Dù “trả được nhiều món nợ” khi dự thảo sau sửa đổi, bổ sung tích cực hơn, song nhiều nhà kinh tế và chuyên gia pháp lý vẫn lo ngại tình trạng “tiền buông, hậu cũng buông”, sẽ tạo kẽ hở cho một số hành vi vi phạm pháp luật trong thành lập doanh nghiệp (DN).
Luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, không có quy định về hậu kiểm đã khiến cho một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để vi phạm pháp luật. Ảnh: Thảo Nguyên
Kết quả nghiên cứu Chỉ số Kinh doanh toàn cầu (GEM) 2013 cho thấy, ở Việt Nam, “rủi ro kinh doanh cao - tỷ lệ khởi sự kinh doanh thấp”. Trong giai đoạn 2007 - 2013, số lượng DN đăng ký thành lập gấp 2,5 so với giai đoạn 2000 - 2006 nhưng do hệ thống hỗ trợ kinh doanh, hậu kiểm kém nên tỷ lệ DN “biến mất” cao, khoảng 20% DN mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2010.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tỷ lệ DN ngừng hoạt động và giải thể ngày càng tăng. Tính đến hết quý I/2014, trong tổng số 789.813 DN đăng ký thành lập thì có đến 296.206 DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Một trong những nguyên nhân được cho là, DN không vượt qua được những khó khăn do quy định và quá trình áp dụng pháp luật “sinh ra”.
Thực tế, hiện Nhà nước chỉ theo dõi việc đăng ký DN, còn DN “sống” hay “chết lâm sàn” hoặc “đã khai tử” thì chưa có một cơ quan đầu mối nào theo dõi để kiểm tra, thực hiện hỗ trợ cũng như tổng kết, đánh giá vấn đề này.
Thậm chí, có nhiều DN được thành lập nhưng chủ yếu để “mua bán hóa đơn” mà không có hoạt động đầu tư kinh doanh, thậm chí chỉ là những
DN “ma” làm nhiễu loạn thị trường, nhưng cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát. Chỉ đến khi xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện mới đi xác minh thì DN đó không còn hoạt động hoặc đã “biến mất không dấu vết”.
Các chuyên gia kinh tế, pháp lý cho rằng, với quan điểm sửa đổi Luật DN lần này nhằm tạo sự thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, thì công tác hậu kiểm rất cần thiết để đảm bảo trật tự thị trường thông qua việc phát huy tốt nhất chức năng nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước về vai trò, cách thức vận hành, quản lí Nhà nước.
Ông Lương Minh Huân, Trưởng phòng, Viện Phát triển DN nhấn mạnh, theo tỷ lệ DN “biến mất” giảm dần từng năm kể từ khi DN khởi sự cho thấy, DN gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu kinh doanh. Vì vậy, khâu hậu kiểm không chỉ để kiểm soát các DN mà còn giúp các DN vượt qua những khó khăn.
Dưới con mắt của một luật gia, ông Vũ Xuân Tiền cho rằng cần phải đưa quy định về hậu kiểm vào dự thảo, bởi trong Luật DN 2000 và Luật DN 2005, vấn đề tiền kiểm đã được “mở” thông thoáng nhưng không có quy định về hậu kiểm đã khiến một số DN lợi dụng kẽ hở để vi phạm pháp luật.
Ông Vũ Xuân Tiền đề nghị bổ sung khoản 2, Điều 217 Dự thảo Luật với nội dung, việc hậu kiểm được thực hiện đối với DN sau một năm kể từ ngày nhận Giấy Chứng nhận đăng ký DN dưới hình thức kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Việc kiểm tra nhằm hậu kiểm không xử phạt vi phạm hành chính đối với DN, trừ trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nội dung, trình tự, thủ tục về hậu kiểm sẽ do Chính phủ quy định.
“Cùng với đó, cần xã hội hóa giám sát hoạt động của DN, góp phần minh bạch hóa thông tin, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của DN”, ông Huân lưu ý.
Dự thảo Luật DN (sửa đổi) sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến và dự kiến thông qua vào kỳ họp tháng 10/2014.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân