Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hữu Kiên thực hiện
Thứ sáu, 22/01/2021 - 18:41
(Thanh tra)- Nhân dịp buổi gặp gỡ thông tin với đại diện báo chí về đợt giảm lãi suất thứ 5 trong năm 2020 của Vietcombank nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng trước hai thử thách cực đại của năm mang tên “đại dịch COVID – 19” và “bão lũ –thiên tai”, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank đôi nét về kết quả năm 2020 và dự báo cho năm 2021.
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank chia sẻ với phóng viên
Thưa ông, tôi rất thú vị với cụm từ “Người thong dong đã bắt đầu chạy” để miêu tả về cú bứt tốc của Vietcombank trong giai đoạn từ 2014-2017, sau khi tự tạo cột mốc và tự mình lại phá vỡ các cột mốc đó ở ngay các năm sau thì đến 2019, Vietcombank đã dựng lên một một kì tích với mức lợi nhuận 1 tỉ USD để bước vào Câu lạc bộ Top 200 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất toàn cầu. Nhưng năm 2020, có người cho rằng hai thử thách cực đại mang tên “Đại dịch COVID-19” và “bão lũ – thiên tai” sẽ chặn đà tiến của Vietcombank, ông nghĩ thế nào?
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi này, tôi thông tin thế này. Đúng là trong năm 2020 đại dịch COVID-19 đã gây ra những bất ổn chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu, đối với Việt Nam chúng ta lại có thêm cả khó khăn do thiên tai lũ lụt dị thường, trăm năm có một. Hệ thống Vietcombank đương nhiên sẽ chịu tác động lớn nếu không muốn nói là rất lớn. Trước bối cảnh đó, Vietcombank đã điều chỉnh linh hoạt định hướng điều hành và kiên định với những bước tiến vững chắc, vẫn là điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng khi nhìn vào các chỉ số cuối năm 2020, rất ấn tượng: Tín dụng tăng trưởng tới 14% và là năm đầu tiên Vietcombank có quy mô tăng trưởng tín dụng lớn nhất toàn ngành ngân hàng, cùng với đó chất lượng quản trị được nâng cao vững chắc, nợ xấu giảm chỉ còn 0,6% và trở thành ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất với tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong các Tổ chức tín dụng.
Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn thông qua 5 lần cắt giảm lãi suất đối với các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dịch COVID-19 trong năm 2020 và các doanh nghiệp, người dân của 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Tổng số tiền chia sẻ lợi nhuận cắt giảm lãi suất là chưa từng có với số tiền 3.700 tỉ đồng sau 5 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2020.
Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của hệ thống Vietcombank vẫn duy trì ổn định ở mức cao, tiếp tục là quán quân của toàn ngành và giữ vững vị thế là Ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất, nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Như vậy, Vietcombank vừa duy trì kinh doanh tăng trưởng, kiểm soát chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh ổn định với vai trò là một ngân hàng thương mại mang lại lợi ích cho cổ đông trong đó cổ đông Nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất; đồng thời nhờ có kết quả tốt, hoạt động an toàn mà Vietcombank song song với việc đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước còn khẳng định vai trò chủ lực của doanh nghiệp Nhà nước tiên phong chia sẻ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn thông qua cung ứng lượng vốn lớn cho nền kinh tế cùng nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Vietcombank thực sự là “Nhà băng gánh đều hai vai” vừa với trách nhiệm là ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả và vừa với trách nhiệm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chính sách, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng đóng góp tích cực vào ổn định tình hình kinh tế xã hội trong bối cảnh cả nước đồng lòng khắc phục “khó khăn kép” để hoàn thành “mục tiêu kép”.
Vậy ông có thể bật mí về nguyên nhân cơ bản nào hay nói khác đi là cơ sở nào đã giúp Vietcombank thành công trong “gách đều hai vai” trước bối cảnh khó khăn kép này?
Trước hết đó là Vietcombank có định hướng chiến lược kinh doanh bài bản, được điều chỉnh nhạy bén, linh hoạt với diễn biến thị trường. Ngay từ đầu năm, Vietcombank đã xác định chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại danh mục kinh doanh theo chiều sâu, hướng đến an toàn, hiệu quả, bền vững. Hiện đại hoá công nghệ, chuyển đổi số đi liền với cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới cạnh tranh. Từ đó đã gia tăng được nguồn vốn đầu vào thấp, tăng hiệu quả; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng, phát triển mạnh tín dụng bán lẻ.
Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng luôn được coi trọng hàng đầu nên chất lượng tín dụng được kiểm soát một cách thực chất.
Đặc biệt, qua nhiều năm Vietcombank đã xây dựng và thiết lập được cơ sở về tập khách hàng có chiều sâu và chất lượng nên mức độ suy giảm của khách hàng bị tác động không lớn. Đó chính là nền tảng để Vietcombank duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao so với thị trường trong khi vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Như tôi đã có lần nhấn mạnh: Tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của hệ thống Vietcombank chính là nguồn lực khách hàng với hơn 360.000 khách hàng doanh nghiệp và gần 17 triệu khách hàng cá nhân đang có quan hệ giao dịch.
Với Vietcombank, khách hàng được coi là trung tâm của mọi hoạt động và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu xuyên suốt. Chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu và chia sẻ. Mọi chính sách, sản phẩm ngân hàng đều được thiết kế kỹ lưỡng để bảo đảm quyền lợi, gia tăng tiện ích và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tất cả ý kiến góp ý, đánh giá, nhận xét của khách hàng đều được ghi nhận, tiếp thu và hoàn thiện.
Không chỉ vậy, Vietcombank có đội ngũ nhân lực tinh thông nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao trong tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh. Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn cả nước khó khăn chống đỡ đại dịch COVID-19 và thiên tai, Vietcombnak đã hỗ trợ, chia sẻ cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống tiến tới phát triển kinh doanh trong điều kiện bình thường mới. Minh chứng rõ nhất chính là số lần và số tiền giảm lãi suất lịch sử (3.700 tỉ đồng) và tài trợ an sinh xã hội cho người dân (gần 400 tỉ đồng) trong năm 2020.
Nói đến ngân hàng là phải nói đến vay và nợ, tôi đã nắm được thông tin về vay, bây giờ xin phép ông cho tôi có một câu hỏi về nợ. Liệu sang năm 2021, việc giãn nợ theo Thông tư 01 thì nợ xấu có bị ảnh hưởng?
Chắc chắn có bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với chính sách tín dụng thận trọng và kiểm soát rủi ro chặt chẽ, Vietcombank sẽ kiểm soát nợ xấu dưới mức 1%, mức thấp nhất trong các ngân hàng. Qua rà soát, đánh giá tình hình kinh doanh của các khách hàng có dư nợ cơ cấu lại theo Thông tư 01 tại Vietcombank, với chính sách của Ngân hàng Nhà nước và sự hỗ trợ của Vietcombank thì cơ bản các doanh nghiệp đã ổn định và dần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có dòng tiền trả nợ theo kế hoạch cơ cấu lại nợ.
Nếu nói ngắn gọn về dấu ấn của Vietcombank trong năm 2020 đã qua, ông sẽ nói gì ?
Vietcombank đã thực hiện thành công cả 4 mục tiêu lớn: (i) Chủ động trong phòng chống dịch hiệu quả cho hoạt động ngân hàng và khách hàng giao dịch; (ii) Duy trì tăng trưởng kinh doanh ở mức cao, kiểm soát an toàn hoạt động cả hệ thống; (iii) Hỗ trợ chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua tiên phong thực hiện trách nhiệm chủ trương về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay và quy mô tín dụng tăng trưởng mới lớn nhất ngành ngân hàng. Tiếp tục duy trì được mức tiền hỗ trợ lớn tham gia đóng góp vào công tác an sinh xã hội trong năm 2020; (iv) Là ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Thành quả to lớn và tự hào nhất, đó là góp phần vào với thành công của cả nước trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 và duy trì ổn định, tăng trưởng kinh tế dương – là điểm sáng của khu vực và quốc tế, trong đó có đóng góp tích cực của ngành ngân hàng.
Hệ thống Vietcombank tiếp tục khẳng định là ngân hàng tiên phong thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành ngân hàng; đồng thời tạo thêm nhiều nền tảng vững chắc để chinh phục mục tiêu vươn ra biển lớn, hội nhập thành công với khu vực và quốc tế.
Cuối cùng, xin ông cho biết một số chỉ tiêu chính của Vietcombank trong năm 2021 tới đây?
Năm 2020, Việt Nam chúng ta có mức tăng trưởng dương 2,91%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Quan trọng hơn, Việt Nam đã duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới ngưỡng 4%.Với dự báo kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5% vào năm 2021, Vietcombank đã đặt ra kế hoạch với một số chỉ tiêu cho năm 2021 như sau: Huy động vốn tăng 8%; Tín dụng tăng trưởng tối thiểu 12%; Tỉ lệ nợ xấu dưới 1% và Lợi nhuận trước thuế tăng 12%. Giữ vững vị trí là ngân hàng kinh doanh hiệu quả cao nhất và ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Xin cảm ơn ông.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa chấp thuận việc thành lập 5 chi nhánh và 2 phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB).
Theo đó, 5 chi nhánh được thành lập tại các tỉnh, thành phố gồm: Chi nhánh Đông Hải Phòng tại thành phố Hải Phòng; Chi nhánh Bắc Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng; Chi nhánh Sơn La tại tỉnh Sơn La; Chi nhánh Bắc Đắk Lắk tại tỉnh Đắk Lắk; Chi nhánh Hậu Giang tại tỉnh Hậu Giang. Hai phòng giao dịch được mở mới tại tỉnh Tuyên Quang và Bình Phước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân