Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/11/2017 - 08:50
(Thanh tra)- Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, hiện có 13 địa phương có số nợ lớn hơn 5% tổng thu ngân sách do cục thuế quản lý. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế, đặc biệt là những cục thuế có số nợ lớn phải tăng cường công tác thu hồi nợ thuế.
Tình hình nợ thuế có chiều hướng gia tăng
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, hiện có 13 địa phương có số nợ lớn hơn 5% tổng thu ngân sách do cục thuế quản lý, gồm: Bình Dương; Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Bình, Khánh Hòa, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ninh.
Một số cục thuế có số nợ thuế lên đến trên 10% so với tổng thu nội địa do cục thuế quản lý, số nợ phát sinh mới (số liệu đến 30/9/2017 so với thời điểm 31/12/2016) có chiều hướng tăng lên. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, tính đến 30/9/2017, tổng số tiền nợ thuế (không bao gồm các khoản nợ đã nộp ngân sách đang chờ điều chỉnh và tiền nợ thuế đang xử lý, đang khiếu nại) là hơn 1.167 tỷ đồng, tăng 10,4% (tương đương 110 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2016, trong đó số nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày (có khả năng thu) là hơn 810 tỷ đồng, tăng 13,1% so với thời điểm 31/12/2016. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu nội địa vẫn ở mức 11,9%, cao hơn 6,9% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 14 về tập trung chỉ đạo điều hành, thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2017.
Cục Thuế tỉnh Thái Bình cũng thuộc nhóm các cục thuế có số nợ tăng cao, chiếm gần 22% tổng thu ngân sách do cục thuế thực hiện. Tỷ lệ nợ này cao hơn 16,9% chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể, số nợ đến thời điểm 30/9/2017 là 1.374 tỷ đồng, tăng 11,1% so với thời điểm 31/12/2016, trong đó số nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày có khả năng thu tăng 11,8% so với thời điểm 31/12/2016.
Một cục thuế khác cũng có tỷ lệ nợ thuế trên 10% tổng thu nội địa do đơn vị quản lý, đó là Cục Thuế tỉnh Hưng Yên. Theo báo cáo, tính đến 30/9/2017, tổng số tiền nợ (không bao gồm các khoản nợ đã nộp ngân sách, đang chờ điều chỉnh và tiền thuế nợ đang xử lý, đang khiếu nại) là 1.192 tỷ đồng, tăng 3,1% so với thời điểm 31/12/2016, trong đó số nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày có khả năng thu là 739,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ tổng nợ trên tổng thu nội địa vẫn mở mức 15,3%, cao hơn 10,3% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.
Cục trưởng Cục Thuế phải chịu trách nhiệm
Theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, các Cục trưởng Cục Thuế phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính về việc thực hiện chỉ tiêu giảm nợ tối thiểu trong các tháng cuối năm 2017 và số tiền thuế nợ phải đạt được tại thời điểm 31/12/2017. Kết quả thực hiện của các cục thuế sẽ làm căn cứ trong việc thực hiện đánh giá nhiệm vụ chính trị và xét thi đua, khen thưởng của năm 2017.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, trước tình hình nợ thuế có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương, nhất là 13 tỉnh có số nợ thuế cao hơn 5% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính, để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2017, Tổng cục Thuế đã có văn bản đề nghị các địa phương phải thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý nợ, tăng cường thu hồi nợ thuế để giảm số nợ không quá 5% tổng thu ngân sách do cục thuế quản lý, đưa tổng số tiền nợ thuế của toàn ngành Thuế không quá 72.000 tỷ đồng.
Tại văn bản yêu cầu các cục thuế giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc và trực thuộc, đến từng cán bộ lãnh đạo và từng công chức chịu trách nhiệm thực hiện. Đồng thời tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện thu nợ hàng ngày để đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu giảm nợ trong các tháng cuối năm 2017 và số tiền thuế nợ tối thiểu phải đạt được tại thời điểm 31/12/2017.
Cũng theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, các cục thuế phải tổ chức theo dõi, đôn đốc thu sát với tình hình kê khai của người nộp thuế. Bên cạnh đó rà soát, cảnh báo người nộp thuế kê khai không đúng, chưa đủ, điều chỉnh kịp thời các trường hợp người nộp thuế kê khai sai, nộp không đúng mục, tiểu mục; thực hiện đôn đốc thu theo sát số phát sinh, không để làm tăng nợ đến 90 ngày trong những tháng cuối năm 2017.
Lãnh đạo các cục thuế phải tập trung chỉ đạo, áp dụng cương quyết, triệt để các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ và công khai thông tin nợ cụ thể đối với từng doanh nghiệp mà Tổng cục Thuế đã giao để thu hồi kịp thời số tiền nợ đọng vào ngân sách Nhà nước, không để phát sinh nợ mới.
PV (nguồn: BTC)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân