Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/06/2013 - 08:38
(Thanh tra)- Trao đổi với PV Báo Thanh tra về Dự thảo Quyết định biểu giá bán lẻ điện của Bộ Công thương, nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sẽ thực hiện từ ngày 1/7/2013, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thẳng thắn: Tăng giá điện vào lúc này là không hợp lý, thậm chí là đi ngược lại với Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam. Ảnh: Trần Quý
Nếu giá điện tăng thì kéo theo nhiều hệ lụy, các mặt hàng khác cũng tăng theo, trong lúc người dân cùng doanh nghiệp (DN) đang gặp rất nhiều khó khăn.
+ Ông đánh giá như thế nào về tác động đối với ngành Thép và Xi măng?
- Nếu Dự thảo được Chính phủ chấp thuận (giá điện cho sản xuất sắt thép, xi măng tăng từ 2 - 16%) thì chẳng khác nào bồi thêm “cú đấm” cho DN thép, xi măng “chết hẳn”.
+ Lý do mà Bộ Công thương đưa ra để tăng giá điện đối với ngành Thép và Xi măng lần này có “hợp tình hợp lý”, thưa ông?
- Sắt thép, xi măng là 2 ngành công nghiệp quan trọng, không thể “phân biệt đối xử” giữa các ngành sản xuất với nhau, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sản xuất cầm chừng, tồn kho sản phẩm lớn. Nếu áp giá điện riêng cho 2 ngành này sẽ tăng thêm chi phí đầu vào khiến DN đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Do đó, Chính phủ cần cân nhắc thời điểm tăng giá cho hợp lý hơn.
Các DN ngành Thép sẽ “chết hẳn” nếu dự thảo tăng giá điện được Chính phủ chấp thuận. Ảnh: Trần Quý
Lấy lý do “ngành Thép và Xi măng phần lớn đang sử dụng công nghệ, thiết bị sản xuất rất lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng, vì vậy, tăng giá điện không những thúc đẩy những ngành này đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm điện năng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần giảm bớt tình trạng Nhà nước cứ bù lỗ giá điện như lâu nay” là các nhà hoạch định “chỉ đứng một chỗ mà phán”, không thực tế, thậm chí không biết được nội tình của ngành Thép và Xi măng hiện nay.
Cách đây 20 năm về trước, công nghệ của 2 ngành này lạc hậu, thậm chí yếu kém, tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Còn hiện nay, để có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường, các DN đã đổi mới công nghệ để tiết giảm chi tiêu, hạ giá thành sản phẩm. Nếu không đổi mới công nghệ thì DN đó tự sa thải mình. Hiện nhiều DN đã sử dụng công nghệ châu Âu trong sản xuất sắt thép và xi măng.
Còn về quy hoạch ngành thì Chính phủ đã phê duyệt, các dự án được triển khai đều được sự chấp thuận của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, không thể “đổ thừa” cho DN “phá vỡ quy hoạch” được.
+ Theo ông, với những bất hợp lý mà ông nêu trên, ngành Thép sẽ làm gì để “bảo vệ” quyền lợi của mình?
- Ngành Thép nhận được thông tin dự thảo tăng giá điện này qua phương tiện truyền thông. Hiện, Hiệp hội Thép đang hoàn tất bản kiến nghị được lấy ý kiến từ các hội viên để gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, không thực hiện Dự thảo Quyết định về biểu giá bán lẻ điện đối với ngành Thép với những lý do đã nêu ở trên. Dự kiến, vào đầu tuần sau, bản kiến nghị của Hiệp hội Thép sẽ được gửi đi.
+ Xin cảm ơn ông!
Biểu giá của dự thảo
Giá điện sinh hoạt đề xuất gồm 6 bậc thang thay cho 7 bậc thang hiện nay và giá được tăng dần theo thứ tự bậc thang. Cụ thể, từ 0 - 50 kWh có mức giá không lớn hơn 80% mức giá bán lẻ điện bình quân và từ 0 - 100 kWh có mức giá không lớn hơn mức giá bán lẻ điện bình quân.
Sử dụng từ 101 - 200 kWh, mức điều chỉnh giá là 108% giá điện bình quân. Hiện nay, khoảng này được chia thành hai nấc, từ 101 - 150 kWh, mức giá bán bằng 106% giá điện bình quân; từ 151 - 200 kWh, mức điều chỉnh lên đến 134% giá điện bình quân.
Sử dụng từ 201 - 300 kWh, mức tính sẽ chỉ bằng 138% giá điện bình quân, giảm với so tỷ lệ 145% áp dụng như hiện nay và mức giá cho kWh thứ 301 - 400 sẽ là 154% giá điện bình quân, giảm nhẹ so với tỷ lệ 155% hiện nay. Từ kWh 401 trở lên, tỷ lệ điều chỉnh là 165% giá điện bình quân, tăng 6% so với tỷ lệ 159% hiện nay.
Giá điện sinh hoạt từ 0 - 50 kWh áp dụng cho các hộ thu nhập thấp. Hộ thu nhập thấp phải đăng ký mua điện theo hướng dẫn của bên bán điện. Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng liên tiếp, tổng lượng điện sử dụng của hộ đã đăng ký vượt quá 150 kWh thì tự động chuyển sang bậc thang thứ 2 và các bậc tiếp theo.
Giá điện cho sản xuất tùy thời điểm sử dụng sẽ tăng từ 2 - 7%; với giá bán lẻ điện cho kinh doanh được đề xuất giảm 5% trong giờ bình thường, giảm 3% vào giờ thấp điểm và 8% vào giờ cao điểm cho các cấp điện áp.
Riêng giá điện cho sản xuất sắt thép, xi măng sẽ tăng từ 2 - 16%. Cụ thể, giá điện cho 2 ngành này vào giờ bình thường và thấp điểm sẽ thấp hơn giá điện bình quân nhưng vào giờ cao điểm được tính bằng 160 - 187% giá điện bình quân, tùy theo cấp điện áp.
Trần Quý (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải