Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng: Bảo đảm cung cầu mặt hàng vàng với giá hợp lý

Hương Giang

Thứ tư, 24/04/2024 - 16:09

(Thanh tra) - Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: Đ.X

Vấn đề này được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái quán triệt khi phát biểu kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, ngày 24/4.

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến nay, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Bình quân quý I, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường bán lẻ vẫn được kỳ vọng đang trên đà phục hồi. Tính chung quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1537 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành tăng 46,3%...

Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu, các thông tin đánh giá của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá.

Các kịch bản tương ứng với dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3).

Bày tỏ thống nhất với các nội dung trong báo cáo, các ý kiến đề nghị tính toán cặn kẽ thời điểm điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu do Nhà nước quản lý, đảm bảo phù hợp, điều phối nhịp nhàng với tổng thể triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý quý II và những tháng còn lại của năm 2024, áp lực rất lớn.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá, Phó Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, dự báo chi tiết, cụ thể các yếu tố tác động tới mặt bằng giá chung, nhất là những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

Từ đó, chủ động xây dựng các kịch bản chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực để tham mưu, đề xuất, triển khai các giải pháp điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

“Từng bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.

Điều chỉnh giá hàng thiết yếu phù hợp với chính sách tiền lương mới

Về điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán thời điểm phù hợp với quá trình thực hiện chính sách tiền lương mới, đảm bảo thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Trên cơ sở kịch bản điều hành giá, các bộ ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, có quyền số cao trong CPI.

Lãnh đạo Chính phủ cũng quán triệt tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ (tín dụng, lãi suất, tỷ giá) hợp lý.

Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng.

“Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý”, ông nêu rõ.

Về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.

“Tất cả phải vì lợi ích chung, lợi ích của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tình trạng thổi giá, chống lợi ích nhóm, hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Các bộ, ngành được giao cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, trung thực, thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.

Bài và ảnh: Nguyễn Nhị

14:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm