Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ ba, 25/07/2023 - 15:32
(Thanh trai)- Ngày 25/7, Ngân hàng Nhà nước kết hợp Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”. Tại đây, các chuyên gia đã phân tích lý do khiến sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp suy giảm, đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề này.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NĐ
Vì đâu tín dụng tăng thấp?
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, ngành Ngân hàng nhận được nhiều ý kiến của các hiệp hội, ngành hàng, các chuyên gia và đặc biệt là những chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân, góp phần cùng các cấp, các ngành, các địa phương, các hiệp hội, ngành nghề giải quyết “bài toán” tăng sức hấp thụ vốn cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục biến động nhanh, khó lường, sản xuất thương mại toàn cầu khó khăn; cuộc cạnh tranh chiến lược, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất tăng lên rất nhanh, kéo dài.
Trong nước, tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm cùng những khó khăn nội tại của nền kinh tế; các thị trường xuất nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam đều gặp khó khăn từ sau dịch Covid-19; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn; lạm phát đối diện với nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro.
Những diễn biến này đã và đang khiến cho tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm của ngành Ngân hàng ở mức thấp, mặc dù Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, người dân.
Bên cạnh đó, các gói tín dụng hỗ trợ ngành bất động sản như gói 120.000 tỷ đồng; gói 15.000 tỷ đồng mới được công bố và đang được triển khai cho vay lâm nghiệp, thủy sản và một loạt các chương trình khác đều đã được các ngân hàng triển khai… Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ để tăng tín dụng.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, dù toàn ngành Ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của tổ chức tín dụng, song tín dụng nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Theo đó, tín dụng 6 tháng đạt khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Con số nayf phản ánh về khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối. Theo bà Giang, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào kinh tế quốc tế, trong khi bối cảnh hiện nay kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, lạm phát đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, nhu cầu thương mại, đầu tư giảm ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn chung, cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm, cầu tiêu dùng giảm, dẫn tới cầu tín dụng giảm tương ứng.
25% hội viên của hiệp hội gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, hiện có tới 25% hội viên của hiệp hội đang gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng do tiêu chí cho vay còn khắt khe, tình trạng gây khó dễ của các cán bộ ngân hàng vẫn còn tồn tại.
Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, ngành Ngân hàng và hiệp hội đã phối hợp với nhau chặt chẽ, tích cực trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, hiệp hội đã tham mưu và đề xuất với ngành Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách, thông tư, văn bản rất cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp như hoãn, giãn nợ, khoanh nợ xấu, giảm lãi suất; đồng thời đề xuất phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các chương trình hỗ trợ miễn giảm các loại thuế, phí, lệ phí.
“Có thể nói, các chính sách của ngành Ngân hàng đã đánh đúng và trúng vào những điểm nghẽn khó khăn của doanh nghiệp, sát sườn nhất đó là việc hỗ trợ nguồn vốn đối với doanh nghiệp”, ông Thân cho hay.
Ông Thân đưa ra số liệu, trong số hơn 6 triệu tỷ đồng cho vay toàn nền kinh tế, thì dư nợ cho vay nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng 2,3 triệu tỷ đồng. “Xét về tỷ lệ cho vay thì dư nợ tín dụng năm sau cao hơn năm trước”, ông Thân thông tin tại hội thảo.
Tuy nhiên, lãnh đạo hiệp hội thừa nhận, việc hỗ trợ của ngành Ngân hàng đã làm tốt rồi nhưng hiện có thực trạng là số lượng các doanh nghiệp không vay được vốn tín dụng vẫn còn nhiều.
Ngoài những các tác động khách quan từ thị trường, các chính sách của Nhà nước vẫn chưa phát huy được tính đồng bộ, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa chứng minh được năng lực hoàn vốn cũng như năng lực quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính.
Do vậy, để tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, chính sách giảm lãi suất chỉ là một trong các giải pháp cần được tiếp tục triển khai.
Về chiến lược lâu dài, ông Thân nhận thấy cần sớm sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng từng bước chuyển hướng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ chiều rộng, dàn trải sang chiều sâu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ cấu lại năng lực sản xuất nhằm phát triển ổn định, lâu dài, trong đó có việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào 30% các dự án đầu tư công.
Về phía doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, các doanh nghiệp cần phải nâng tầm trình độ về quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính… Khi các ngân hàng yên tâm về sức khỏe của doanh nghiệp thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không từ chối cho vay.
Trước mắt, hiệp hội tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn ngắn hạn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như việc hạ điều kiện cho vay.
“Nếu các ngân hàng không thể hạ tiêu chuẩn do vướng quy định pháp luật hay tiêu chuẩn Basel quốc tế, cần phải có giải pháp để tăng cường bảo lãnh tín chấp, nâng cao năng lực doanh nghiệp”, ông Thân nói.
Ngoài ra, ông Thân cho rằng chính sách tài khóa cần phải có quy định rõ ràng, mạch lạc. Việc thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của hoạt động hậu kiểm vẫn có thiên hướng nhằm phát hiện vi phạm để xử lý hơn là hỗ trợ, giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn.
"Do vậy, để tiếp cận được các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước một cách dễ dàng, thuận lợi hơn thì chính sách thuế, chính sách ưu đãi phải rõ ràng, nhất quán", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa kiến nghị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng