Theo dõi Báo Thanh tra trên
Công Minh
Thứ tư, 04/01/2023 - 10:15
(Thanh tra) - Kết quả kinh doanh của Nutifood trồi sụt rất thất thường với doanh thu nhìn chung có xu hướng giảm dần và lợi nhuận “nhảy múa” theo doanh thu tài chính.
Nhà máy Nutifood Bình Dương. Nguồn: Internet
Liên tiếp các thương vụ thâu tóm và thoái vốn
CTCP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood mới đây đăng ký bán ra toàn bộ gần 18,3 triệu cổ phiếu CPA tương đương 77,31% vốn tại CTCP Cà phê Phước An nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 27/12/2022 đến 19/1/2023.
Hiện tại, cổ phiếu CPA đang giao dịch trên UpCOM với thị giá 10.200 đồng/cổ phiếu nhưng gần như không có thanh khoản. Nhiều khả năng Nutifood sẽ phải tìm đối tác để “sang tay” lượng cổ phiếu lớn này do rất khó để thoái vốn qua khớp lệnh trên sàn. Tạm tính tại mức thị giá hiện tại, số tiền Nutifood có thể thu về từ thương vụ này vào khoảng gần 190 tỷ đồng.
Cà phê Phước An tiền thân là Nông trường Quốc doanh Phước An thành lập từ ngày 1/04/1977. Đến cuối năm 2017, công ty tiến hành cổ phần hoá và đây cũng là thời điểm Nutifood tham gia đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Nutifood không đủ giúp tình hình kinh doanh của Cà phê Phước An trở nên khởi sắc hơn, thậm chí doanh nghiệp này sau đó còn lỗ kỷ lục hơn 51 tỷ đồng vào năm 2019.
Đến năm 2020, Nutifood tiếp tục rót thêm 100 tỷ đồng để mua 10 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán riêng lẻ của Cà phê Phước An với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần. Mục đích chào bán là bổ sung vốn và trả nợ vay. Sau giao dịch, Nutifood đã trở thành công ty mẹ chi phối 77,31% vốn như hiện nay.
Thời điểm đó, Cà phê Phước An đang sản xuất trên diện tích 827.4 ha vườn cây cà phê, 1.400 ha diện tích cà phê chứng nhận UTZ Certified, sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 7.000 - 10.000 tấn nhân/năm và xuất khẩu ở các thị trường như Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý, Mỹ... Được bơm thêm trăm tỷ đồng vốn nhưng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cà phê này vẫn chìm trong thua lỗ.
Chiều ngược lại, Nutifood trước đó đã gây bất ngờ khi công bố đã hoàn tất thủ tục đầu tư 51% vào Cawells, một công ty thực phẩm bổ sung uy tín tại châu Âu. Theo thông tin đăng tải trên website chính thức của Cawells, công ty được thành lập từ năm 2015 tại Thụy Điển và có trụ sở chính tại Motala.
Trước đó vào đầu tháng 8 năm nay, Nutifood Bình Dương mua thêm 2 triệu cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi - công ty mẹ của Vinasoy, nước khoáng Thạch Bích... qua đó nâng tổng lượng nắm giữ tại đây lên 6,2 triệu đơn vị, tương đương 1,74% vốn điều lệ. Nutifood trở thành một nhóm cổ đông lớn của Đường Quảng Ngãi với 5,34% cổ phần.
Nutifood kinh doanh ra sao?
Xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (tên ban đầu của Nutifood) đã được thành lập vào năm 2000.
Đến năm 2012, doanh nghiệp chính thức đổi tên thành CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm.
Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của Nutifood là vợ chồng doanh nhân Trần Thanh Hải (SN 1972) và Trần Thị Lệ (SN 1973). Từng được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, bà Trần Thị Lệ được biết tới như một “nữ tướng” tài ba của Tập đoàn Nutifood.
Hiện nay, Nutifood chủ yếu cung cấp các sản phẩm được làm từ sữa như sữa bột, sữa chua, sữa tiệt trùng, với các thương hiệu nổi tiếng như GrowPlus+, Riso Opti Gold, Nuti IQ, Dr. Lucen, Nuvita, Nuvita Grow, Diabet Care, EnPlus, Nuti…
Vốn điều lệ của Nutifood chỉ ở mức 150 tỷ đồng tuy nhiên nhờ các khoản lợi nhuận chưa phân phối lên đến hàng trăm tỷ mỗi năm, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này liên tục tăng và đạt hơn 2.100 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Quy mô tổng tài sản cũng theo đó tăng lên hơn 2.900 tỷ đồng trong đó nợ phải trả không lớn chỉ ở mức chưa đến 750 tỷ đồng.
Vào tháng 7/2022, Nutifood được Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), Tập đoàn Bảo hiểm tín dụng thuộc Chính phủ Ý (SACE) thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay nước ngoài không ràng buộc trị giá 31 triệu USD với thời hạn 5 năm, hỗ trợ chi phí vốn và vốn lưu động của Nutifood bao gồm khoản đầu tư vào kho bãi mới và thay thế bốn dây chuyền chiết rót hiện có trong hoạt động sản xuất sữa. SACE cung cấp bảo lãnh đến 80% khoản vay.
Dù quy mô không có sự thay đổi quá lớn nhưng kết quả kinh doanh của Nutrifood trồi sụt rất thất thường với doanh thu nhìn chung có xu hướng giảm dần. Năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp này đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn 14,5% so với năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của Nutrifood năm 2021 lại đạt đến hơn 600 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 năm.
Nguyên nhân chủ yếu là do khoản doanh thu tài chính tăng đột biến. Đáng chú ý, trong 2 năm 2019 và 2020, lợi nhuận của Nutifood chỉ đạt vỏn vẹn vài chục tỷ đồng do các khoản doanh thu tài chính bất ngờ “biến mất”. Doanh nghiệp không thuyết minh cụ thể tuy nhiên nhiều khả năng khoản mục này đến từ cổ tức được chia từ các công ty con và đơn vị khác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân