Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ tư, 08/11/2023 - 18:20
(Thanh tra) - Theo Nghị định 96/2018/NĐ-CP, hàng năm, sau khi các địa phương hoàn thành quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, nếu thừa thì phải nộp trả ngân sách Nhà nước phần chênh lệch, nếu thiếu được hỗ trợ theo quyết toán thì sẽ được ngân sách cấp bổ sung theo quy định. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, công tác này vẫn còn rất chậm.
Ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, nguồn thu chủ yếu của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi là từ nguồn hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, trong khi nguồn thu từ hoạt động sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác còn thấp.
Chỉ một số ít các đơn vị có nguồn thu khác từ phát điện, cung cấp nước thô cho các đơn vị sản xuất, cấp nước sinh hoạt. Trong khi đơn giá hỗ trợ tính trên đơn vị diện tích và biện pháp công trình thì vẫn chưa được điều chỉnh (vẫn bằng mức thủy lợi phí từ năm 2012 theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP).
Về hỗ trợ tài chính khác, ngoài giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, theo quy định tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP và Thông tư số 73/2018/TT-BTC, thì các tổ chức khai thác công trình thủy lợi được hỗ trợ kinh phí bảo trì và kinh phí trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên, hiện nay, đa số nguồn ngân sách của các địa phương đều khó khăn, không có nguồn để hỗ trợ kinh phí ngoài phần đã tính trong giá cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, chỉ có một số ít đơn vị được hỗ trợ nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi.
Việc xác định khối lượng công việc, diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP phải căn cứ vào bản đồ giải thửa. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay phần lớn bản đồ giải thửa được xây dựng từ rất lâu, chưa được chỉnh lý lại do gặp một số khó khăn, vướng mắc, do đó, một số diện tích thực tế chưa có bản đồ giải thửa, ông Đức cho biết thêm.
Đó là những khó khăn, vướng mắc đã được nhiều chuyên gia, đơn vị chức năng chỉ ra. Tuy nhiên, theo ông Đức, còn 1 yếu tố gây ra khó khăn nữa đó là việc quyết toán kinh phí sử dụng dịch vụ qua các năm của một số địa phương vẫn còn rất chậm.
Theo Nghị định 96/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp dự toán, quyết toán chi ngân sách kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các khoản hỗ trợ tài chính khác của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi Trung ương, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Hàng năm, trên cơ sở diện tích tưới tiêu của các hộ gia đình, cá nhân, các công ty, trung tâm quản lý, hợp tác xã báo cáo các huyện, xã xác nhận để lập hồ sơ quyết toán kinh phí. Sở tài chính phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Thủy lợi, Nghị định số 96/2018/NĐ-CP và pháp luật về ngân sách Nhà nước, gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính để tổng hợp.
Thực tế, đến nay, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang chưa gửi số liệu quyết toán của năm 2019.
Đối với quyết toán năm 2020, tính đến ngày 14/9/2021, có 16 địa phương chưa gửi quyết toán, Bộ Tài chính phải gửi văn bản đôn đốc, nhưng đến nay 5 địa phương chưa gửi là Lào Cai, Hà Nội, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.
Quyết toán năm 2021 đến nay mới có 50 địa phương gửi, trong đó có 5 địa phương gửi số liệu vẫn chưa khớp, 13 địa phương chưa gửi là Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Cần Thơ, Bạc Liêu.
Điều 18 Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định, hàng năm, sau khi quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nếu số kinh phí được cấp lớn hơn số kinh phí được hỗ trợ theo quyết toán thì phải nộp trả ngân sách Nhà nước phần chênh lệch; nếu số kinh phí được cấp thấp hơn số kinh phí được hỗ trợ theo quyết toán thì sẽ được ngân sách cấp bổ sung theo quy định. Sở tài chính phối hợp với sở NN&PTNT tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, trình UBND tỉnh phê duyệt gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính để xem xét, xử lý kinh phí thừa, thiếu theo quy định.
Việc các địa phương chậm gửi quyết toán về Bộ Tài chính, khiến cho các đơn vị tham mưu của bộ rất khó khăn trong việc tổng hợp, trình phương án xử lý thừa, thiếu đối với kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
14:29 22/11/2024(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân