Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/07/2015 - 20:34
Ngày 7/7, Ngân hàng Nhà nước công bố Quyết định số 1304 ngày 7/7/2015 về việc mua lại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu (GPBank) với giá "0" đồng. Quyết định có hiệu lực ngay từ ngày ký. Như vậy, từ nay GPBank sẽ trở thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Hình minh họa. (Nguồn: GPBank)
Việc Ngân hàng Nhà nước trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của GPBank nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu GPBank, đảm bảo mục tiêu bảo đảm sự an toàn, ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của GPBank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu.
Quyết định trên được đưa ra sau ba lần đại hội cổ đông bất thành của GPBank trong cuối tháng Sáu và đầu tháng này. Hai lần đầu tiên, đại hội không thể tiến hành vì thiếu cổ đông tham dự. Lần gần nhất diễn ra vào 2/7 không thành công vì không thông qua được phương án tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại GPBank được đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Theo thông cáo này, từ năm 2012, thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện nhiều yếu kém, rủi ro trong hoạt động của GPBank. Ngân hàng thua lỗ trong kinh doanh, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành kém hiệu quả. Trong ba năm qua, GPBank được tạo điều kiện để tự tái cơ cấu, song theo Ngân hàng Nhà nước đơn vị đã không trình được phương án khả thi và tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã đưa GPBank vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời yêu cầu thuê tổ chức độc lập kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực của vốn điều lệ, từ đó tăng vốn đảm bảo an toàn hệ thống đúng quy định.
"Qua ba lần tổ chức, đại hội cổ đông bất thường của GPBank không thành công, ngân hàng cũng không đề xuất được giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ," Ngân hàng Nhà nước cho biết.
GPBank là trường hợp thứ ba được mua lại với giá 0 đồng, sau Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Hai trường hợp trước, Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng biện pháp bắt buộc này sau khi lãnh đạo các ngân hàng này bị bắt giữ và lộ ra nhiều sai phạm.
GPBank từng được kỳ vọng bán toàn bộ cho nhà đầu tư nước ngoài, nếu thành công sẽ là ngoại lệ về room cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, thương vụ này không thành công.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được chỉ định tham gia quản trị, điều hành đồng thời kiện toàn Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban Kiểm soát của GPBank. Như vậy, đến nay VietinBank đã được chỉ định tham gia quản trị, điều hành hỗ trợ hai ngân hàng là OceanBank và GPBank.
Theo Thúy Hà/Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân