Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/01/2019 - 20:56
(Thanh tra)- Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá sẽ không có một năm dễ dàng. Nhiều cổ phiếu kinh doanh kém hiệu quả, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận cho báo cáo tài chính (BCTC), vốn điều lệ giảm xuống dưới mức quy định đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết.
Cổ phiếu AGF của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang chuyển sang diện kiểm soát đặc biệt. Ảnh minh họa: TM
2019 không dễ dàng cho thị trường chứng khoán
Ông Lê Đức Khánh, Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng năm 2019, xu hướng chủ đạo của thị trường chứng khoán là tích lũy và hồi phục. Cho dù VN-Index điều chỉnh và tích lũy tại khu vực 880 - 900 điểm thêm thời gian nhưng VN-Index vẫn đang trong xu hướng uptrend lớn, giai đoạn điều chỉnh sẽ sớm kết thúc vào đầu năm 2019. VN-Index vẫn có thể hướng lên mốc 1.200 điểm và thậm chí vượt qua ở giai đoạn cuối năm 2019.
Những ngành nghề đang có tăng trưởng mạnh như sản xuất công nghiệp, xây dựng hay những ngành nghề có thiên hướng xuất khẩu được hưởng lợi từ câu chuyện tỷ giá cũng là được đánh giá cao như dệt may, thủy sản, dầu khí… ngành dịch vụ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm vẫn sẽ hấp dẫn. Các ngành nghề hóa chất, cao su hay lĩnh vực tăng trưởng như dược phẩm, công nghệ thông tin cũng sẽ là ngành hấp dẫn nhà đầu tư trong năm 2019.
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá 2019 sẽ không phải là một năm dễ dàng cho chứng khoán toàn cầu. Việt Nam khó đi ngược xu hướng và nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng. Và cũng không nên bi quan.
Báo cáo cho rằng làn sóng rút vốn lớn nhất của khối ngoại đã diễn ra trong năm 2018. Định giá của Vn-Index cũng đã giảm xuống, dù chưa đạt được giá rẻ. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp có khả năng chậm lại trong năm 2019 nhưng vẫn sẽ có những cơ hội đáng để quan tâm. Tất cả đều phụ thuộc vào việc lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư.
Nhiều cổ phiếu nguy cơ hủy niêm yết
Tính tại đầu năm nay, nhiều cổ phiếu trên sàn chứng khoán kinh doanh kém hiệu quả, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận cho BCTC, vốn điều lệ giảm xuống dưới mức quy định là những nguyên nhân khiến cổ phiếu có nguy cơ hủy niêm yết.
Cổ phiếu CMI của CTCP CMISTONE Việt Nam đã thống nhất việc sẽ hủy niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), vào kỳ họp đại hội cổ đông thường niên 2018 diễn ra tháng 10. HĐQT công ty cũng cho biết sau khi hủy niêm yết sẽ xem xét đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn UPCoM.
Quyết định hủy niêm yết của CMI được đưa ra sau hai năm liên tiếp 2016-2017 lỗ đậm, 9 tháng đầu năm nay 2018 lỗ thêm 118 tỷ đồng. Theo đó, lỗ lũy kế của công ty vượt vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu âm đến 80 tỷ đồng. Do đó cổ phiếu công ty cũng sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc nếu quý IV không có yếu tố bất thường đủ tích cực (kế hoạch năm 2018 của CMI là lỗ 15 tỷ đồng).
Vấn đề của CMI trong nhiều năm qua là thiếu vốn hoạt động, vay nợ lớn. Tính đến 30/9/2018, công ty vay ngắn hạn 134 tỷ và vay dài hạn 119 tỷ, gấp 1,6 lần vốn góp của chủ sở hữu khiến cho chi phí lãi vay lớn.
Cổ phiếu PTC của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện nhận thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) lưu ý nguy cơ hủy niêm yết cổ phiếu nếu tại BCTC kiểm toán năm 2018 tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Tại BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2018, công ty có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 7,3 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối tính đến 30/6/2018 âm 21,2 tỷ đồng, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận.
Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, HOSE đã chuyển cổ phiếu PTC từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 5/10/2018. Cổ phiếu PTC chỉ được giao dịch vào buổi chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Cổ phiếu AAM của CTCP Thủy sản Mekong vào diện cảnh báo từ 31/8/2018 do vốn điều lệ đã góp của công ty giảm xuống dưới 120 tỷ đồng trên báo cáo soát xét 6 tháng 2018. Đồng thời, HOSE cũng lưu ý AAM về khả năng chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc nếu trong thời hạn 1 năm không khắc phục được vấn đề vốn điều lệ giảm xuống dưới 120 tỷ đồng căn cứ BCTC soát xét 6 tháng 2019.
Cổ phiếu AGF của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch và chuyển sang diện kiểm soát đặc biệt do công ty đã có giải trình nguyên nhân kết quả kinh doanh âm tại BCTC quý IV.
Tuy nhiên, HOSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu AGF do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 30/9/2018 là số âm và cảnh báo khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu.
Niên độ 2017-2018, công ty ghi nhận khoản lỗ lớn 190 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn trong khi chi phí lãi vay vẫn lớn. Đơn vị cho biết trong kỳ cá tra nguyên liệu khan hiếm, giá thu mua cao dẫn đến việc không đảm bảo doanh thu. Cùng với đó, các đối tác bên ngoài thuê nhà máy gia công cũng không đạt sản lượng như mong muốn vì khan hiếm cá tra nguyên liệu.
Với kết quả này, đây là năm thứ hai liên tiếp công ty hoạt động thua lỗ, lỗ lũy kế tính đến thời điểm 30/9/2018 lên mức 282 tỷ đồng vượt vốn đầu tư của chủ sở hữu là 281 tỷ đồng.
Trà My
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC