Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kênh tăng lãi suất từ bất động sản

Uyên Uyên

Thứ sáu, 14/06/2024 - 10:46

(Thanh tra)- Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. NHNN kỳ vọng, nửa đầu năm, tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 5-6%.

Ảnh minh họa

Trong công văn gửi các tổ chức tín dụng, NHNN yêu cầu các ngân hàng giữ ổn định lãi suất huy động, giảm 1-2% lãi vay để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Dù vậy, trên thị trường, lãi suất vẫn đang nóng lên.  TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, ngân hàng chỉ tăng nhẹ lãi suất để người gửi đỡ thiệt thòi, mặt bằng lãi suất vẫn đang ở mức thấp trong nhiều năm qua.

“Thông thường, lãi suất tăng có thể là do sức ép của lạm phát hoặc cầu tín dụng tăng. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, lãi suất trên thị trường tăng không phải do sức ép lạm phát, mà là do cầu vốn đã bắt đầu gia tăng”, ông Nghĩa nhận định.

Theo chuyên gia này, “cửa” đẩy vốn khả quan nhất hiện nay là lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên, muốn đẩy mạnh tín dụng bất động sản, cần thiết kế lại chính sách. Theo đó, phải thay đổi quan điểm đẩy mạnh nhà ở xã hội vì vướng quá nhiều điều kiện, thủ tục, thay vào đó là tập trung đẩy mạnh nhà ở giá rẻ.

Ông Nghĩa cho rằng, nếu chỉ gói gọn trong nhà ở xã hội như hiện nay, sẽ dẫn tới tình trạng bế tắc, vì người có khả năng mua nhà thì không mua được nhà, còn người nằm trong đối tượng mua nhà ở xã hội lại không có khả năng thanh toán.

Theo các chuyên gia, “cửa” đẩy vốn khả quan nhất hiện nay là lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên, muốn đẩy mạnh tín dụng bất động sản, cần thiết kế lại chính sách. Theo đó, phải thay đổi quan điểm đẩy mạnh nhà ở xã hội vì vướng quá nhiều điều kiện, thủ tục, thay vào đó là tập trung đẩy mạnh nhà ở giá rẻ.

TS. Cấn Văn Lực cũng tin tưởng thị trường bất động sản sẽ phục hồi tốt hơn nhờ sự hoàn thiện hành lang pháp lý và yếu tố vĩ mô tích cực, từ đó tín dụng sẽ hồi phục tốt hơn.

“Thời điểm áp dụng các luật mới ban hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng… được đẩy lên sớm hơn 5 tháng sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động tài chính - ngân hàng trở nên lành mạnh, bền vững hơn”, ông Lực đánh giá.

Theo UOB (Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank), tín dụng nửa cuối năm 2024 sẽ được hỗ trợ bởi lãi suất được giữ ổn định ở mức thấp. Ngoài ra, nền kinh tế cũng đang phục hồi, khả năng GDP Việt Nam sẽ tăng lên 6% trong quý II/2024 và duy trì mức này cho cả năm 2024. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) cho lĩnh vực sản xuất đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5 đầu năm 2024 và đạt mức 50,3 điểm.

Đồng thời, sản xuất công nghiệp tăng 8,9% so với cùng kỳ trong tháng 5, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp trong những tháng đầu năm 2024. Cùng với đó, xuất khẩu hàng hóa ghi nhận tháng thứ ba tăng trưởng hai con số trong tháng 5, thu hút  đầu tư nước ngoài tiếp tục khả quan so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tín dụng khởi sắc rõ rệt trong 2 tháng gần đây, đặc biệt nhu cầu vay vốn đầu tư bất động sản phục hồi. Nhiều ngân hàng lạc quan về khả năng tín dụng tăng tốc nửa cuối năm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm