Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

IPO thành công 242 triệu cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn

Thứ tư, 17/01/2018 - 18:31

(Thanh tra)- Ngày 17/1/2018, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).

Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng phát biểu tại buổi IPO. Ảnh: Như Ca

Toàn bộ 241.556.969 cổ phần (tương đương 7,79% cổ phần BSR) đã được đấu giá thành công. Mức giá trúng đấu giá thấp nhất là 20.800 đồng. Mức giá cao nhất là 14.800.000 đồng. Và mức giá trung bình là 23.043 đồng. Dự kiến, Nhà nước thu về hơn 5.566 tỷ đồng sau đợt IPO này của Công ty BSR.

Từ ngày 19/12/2017 đến 9/1/2018, đã có hàng nghìn lượt cổ đông lẻ và tập thể đăng ký mua cổ phần BSR tại các điểm đăng ký đấu giá tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… Sau 3 tuần, có tổng số 4.079 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty BSR, trong đó có 3.957 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 7 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, 48 nhà đầu tư tổ chức trong nước và 67 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.

Tổng khối lượng cổ phần đăng ký đợt IPO này là 651.789.522 cổ phần, gấp 2,7 lần lượng chào bán, trong đó lượng đặt mua của nhà đầu tư cá nhân trong nước là hơn 248 triệu cổ phần, của tổ chức nước ngoài là hơn 338 triệu cổ phần.

Sau đợt đấu giá này, BSR sẽ bán tiếp cho nhà đầu tư chiến lược 49% cổ phần (bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước). Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 43% cổ phần tại BSR.

Phát biểu tại buổi đấu giá, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: Tiếp nối những thành công trong IPO một số đơn vị của PVN như PV Gas, PVFCCo, PV Drilling, Đạm Cà Mau… thì trong dịp này PVN tổ chức IPO cho 3 doanh nghiệp rất lớn, đó là BSR, PV Power và PV Oil. BSR là doanh nghiệp Nhà nước có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa. Tương lai, BSR sẽ phát triển bền vững trên cơ sở những yếu tố thuận lợi của kết quả sản xuất kinh doanh những năm qua, cộng với công nghệ tiên tiến và sự trưởng thành trong nắm bắt khoa học công nghệ của đội ngũ kỹ sư vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. PVN luôn hỗ trợ tối đa cho BSR trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định nguồn dầu thô và quản trị doanh nghiệp hiện đại.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV BSR cung cấp thêm thông tin: Năm 2017, BSR đạt các kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng: Sản lượng sản xuất 6,1 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 80.517 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 8.035 tỷ đồng. Bên cạnh các chỉ số sản xuất kinh doanh tăng thì các chỉ số về tiêu hao năng lượng, hóa phẩm xúc tác, tồn kho… của Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngày càng giảm. “Tất cả những điều đó cho chúng ta nhìn nhận rằng Nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp tục đi lên, đi tới những cái đích xa hơn trong tương lai”, ông Nguyễn Hoài Giang nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐTV BSR Nguyễn Hoài Giang kỳ vọng sau IPO, BSR sẽ đi đến cái đích xa hơn. Ảnh: Như Ca

Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặc biệt đến cổ phần BSR, mong muốn trở thành đối tác chiến lược.

Tại hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phần BSR được tổ chức 5/1/2018 ở Hà Nội, ông Darrell Ec, đại diện Tập đoàn Vitol cho biết, rất mong muốn được hợp tác với BSR, cũng như được trở thành nhà đầu tư chiến lược của BSR khi công ty cổ phần hóa, việc trở thành nhà đầu tư chiến lược của BSR là cơ hội rất tốt để Vitol tham gia vào thị trường xăng dầu Việt Nam.

Ông Phan Ngọc Trung, Thành viên HĐTV PVN, Trưởng ban Chỉ đạo cổ phần hóa BSR đánh cồng cho nghi thức bắt đầu phiên đấu giá cổ phần ra công chúng. Ảnh: Như Ca

Bà Nguyễn Thanh Phượng, đại diện Tập đoàn SNT nhận định: “Với hoạt động kinh doanh khả quan hiện nay và tiềm năng phát triển mạnh của BSR trong những năm tới, chúng tôi đánh giá đây là cơ hội đầu tư rất tốt và hi vọng trở thành đối tác chiến lược của BSR với khả năng sở hữu đến 49% cổ phần”.

“Nếu trở thành đối tác chiến lược của BSR mục tiêu của SNT như sau: Nâng cấp mở rộng nhà máy, mở rộng khu bồn chứa dầu thô, bồn chứa các sản phẩm lọc hóa dầu, xây dựng kho ngoại quan và bồn chứa để tham gia phương án cho thuê kho chứa về dầu phục vụ các đối tác tạm nhập tái xuất; bao tiêu các sản phẩm do BSR sản xuất”, bà Nguyễn Thanh Phượng cho biết.

Ngoài ra, Tập đoàn Macron Petroleum (châu Phi), Tập đoàn Năng lượng Repsol (Tây Ban Nha) cũng quan tâm và mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của BSR. Cụ thể, Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô…của NMLD Dung Quất.

Trong nước, Tập đoàn Petrolimex cũng mong muốn trở thành đối tác chiến lược thông qua việc mua cổ phần của BSR, và ưu tiên tiêu thụ tối đa sản phẩm xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Lãnh đạo PVN, BSR kiểm tra các thùng phiếu đấu giá. Ảnh: Như Ca

Kiểm kê số lượng cổ phần đấu giá. Ảnh: Như Ca

Như Ca



Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt?

Vì sao Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt?

(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty Cổ phần Chương Dương bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 322,5 triệu đồng.

Trần Quý

21:39 03/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm