Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hội thảo "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc"

Thứ ba, 17/12/2013 - 20:36

(Thanh tra) - Hội thảo "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam" do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức sáng nay (17/12) tại Hà Nội.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: TQ

Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia ngân hàng về xử lý nợ xấu đến từ Trung Quốc và đông đảo đại diện các bộ, ngành, ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp.

Tại Hội thảo, các chuyên gia ngân hàng về xử lý nợ xấu đến từ Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm về xử lý nợ xấu ở Trung Quốc qua đó rút ra bài học cho Việt Nam. 

GS Hàn Hiển Minh, Viện Nghiên cứu Khoa học Tài chính Trung Quốc cho biết, nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước lớn chỉ như những cơ quan hành chính Nhà nước, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này cũng không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi. Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường cũng như quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và hệ thống tài chính.

Chuyên gia đến từ Trung Quốc cho biết, quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể được chia thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 diễn ra quá trình tái cấu trúc tài chính nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng; giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 - 2003, đánh dấu bằng sự thành lập của bốn công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation - AMC), mỗi công ty tương ứng với một trong số bốn NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của bốn ngân hàng này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 (Bing Wang and Richard Peiser, 2007). Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ bốn NHTM cho bốn AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm của bốn AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm; giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nước bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nước lớn này.

Bằng các giải pháp hữu hiệu trên, Trung Quốc đã thành công trong việc xử lý nợ xấu.
 

 Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: TQ

Ở Việt Nam, đến ngày 30/6/2012, tổng nợ xấu (bao gồm nợ xấu cấp tín dụng và nợ xấu trái phiếu DN, ủy thác cấp tín dụng, ủy thác mua trái phiếu DN) của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) trong và ngoài nước là 188.961 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,12% tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống. Trong đó, nợ xấu liên quan đến bất động sản chiếm một tỷ trọng lớn trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm…

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan từ phía các TCTD khi mà những năm trước đây hầu hết các TCTD đều theo đuổi chiến lược tăng trưởng mạnh dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng; một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán... nên khi các lĩnh vực này, đặc biệt thị trường bất động sản đóng băng, giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu trong lĩnh vực này tăng nhanh; tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD còn hạn chế...

Theo các chuyên gia, trong thời gian qua, nợ xấu được quyết liệt xử lý bằng nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách để xử lý nợ xấu được ban hành, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động bước đầu thu được kết quả khả quan. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm