Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/05/2014 - 16:06
(Thanh tra)- Mặc dù đã được các cơ quan chức năng “mổ xẻ”, song chuyện các công trình, dự án (D.A) giao thông chậm tiến độ, “đội vốn” vẫn diễn ra. Những công trình, D.A đội vốn lên gấp đôi thì cần được cơ quan chức năng nghiêm túc xem xét.
D.A Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn lên 339 triệu USD. Ảnh: Trần Quý
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cả nước đang có 30 công trình đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy trọng điểm, với tổng kinh phí khoảng 653.000 tỷ đồng. Đến nay, mới có 7 D.A bàn giao và đưa vào sử dụng như: Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đường Hồ Chí Minh giai đoạn I, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long), cầu Thanh Trì, cảng hàng không Phú Quốc, cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải.
Còn lại, hầu hết các D.A đường bộ đang chậm tiến độ, như: D.A cao tốc Nội Bài - Lào Cai, TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, D.A Bến Lức - Long Thành, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Nhật Tân... Nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ là do vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), thiếu vốn, năng lực nhà thầu kém….
Do D.A chậm tiến độ vì không GPMB nên phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Từ đó kéo theo sự chậm chễ, lạc hậu cùng với mức giá bị đội lên càng khiến cho việc GPMB bị chậm và lại phải điều chỉnh mức đầu tư... Cứ như vậy, câu chuyện “quả trứng, con gà” lại tiếp tục và không biết đến bao giờ mới có hồi kết.
D.A đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km đi qua 3 tỉnh/thành là Hà Nội - Hà Nam - Nam Định được Kiểm toán Nhà nước phát hiện đã đội giá hơn 5.000 tỉ đồng so với ban đầu. Tổng mức đầu tư D.A ban đầu chỉ có hơn 3.733 tỷ đồng năm 2004 đã đội lên thành 8.974 tỷ đồng năm 2010.
D.A đường 5 kéo dài được triển khai từ năm 2005, dự kiến hoàn thành vào năm 2008, nhưng đến nay, D.A bị chậm tiến độ 5 năm và đã “đội vốn” lên gần gấp đôi, từ 3.500 lên 6.600 tỷ đồng. Và chưa chắc đây đã là con số cuối cùng vì D.A chưa được hoàn thành. D.A này mới được thành phố Hà Nội quyết định điều chỉnh tiến độ, dự kiến hoàn thành vào quý II/2014.
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc nhà thầu Tokyo (Nhật Bản) yêu cầu chủ đầu tư D.A cầu Nhật Tân - D.A giao thông trọng điểm vốn ODA tại Hà Nội phải trả thêm chi phí phát sinh hơn 150 tỷ đồng cho nhà thầu vì chậm trễ GPMB làm chậm tiến độ D.A so với dự kiến.
Con số 339 triệu USD (tương đương hơn 7.000 tỉ đồng tiền Việt Nam) đội lên trong D.A Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang khiến dư luận “chóng mặt”, hoài nghi không biết con số trên “thật” hay “ảo”?
Vụ việc đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong công tác GPMB, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư và phải điều chỉnh D.A.
Theo Bộ GTVT, lý do khiến D.A Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đội giá lên 339 triệu USD gồm: Thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng (tăng 84,2 triệu USD); bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu depot (tăng 13,54 triệu USD); bổ sung hạng mục đường tránh quốc lộ 6 (tăng 1,94 triệu USD); điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox (tăng 3,19 triệu USD); bổ sung chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (tăng 2,91 triệu USD); thay đổi vị trí bãi đúc dầm, phương án vận chuyển lao lắp dầm (tăng khoảng 10,16 triệu USD); do biến động về giá nguyên, nhiên, vật liệu, tỷ giá hối đoái; các chế độ, chính sách trong thời gian thực hiện D.A cũng như các khối lượng, đơn giá chưa tính chính xác được trong bước thiết kế cơ sở (tăng khoảng 95 triệu USD); do công tác GPMB và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật gặp nhiều khó khăn (tăng 88,3 triệu USD)...
Và con số 339 triệu USD “đội vốn” chưa chắc đã là con số “chốt” vì D.A vẫn đang trong giai đoạn triển khai. Dự kiến, tuyến sẽ khai thác vào tháng 6/2015 với điều kiện giải phóng được mặt bằng. Tuy nhiên, khả năng D.A tiếp tục bị chậm là điều khó tránh khỏi.
Điều đáng nói là, hầu hết các công trình, D.A chậm tiến độ, “đội vốn” dù được chỉ ra cũng chỉ “nghiêm túc rút kinh nghiệm”? Dư luận mong chờ có những hình thức nghiêm khắc hơn đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến các D.A chậm tiến độ, đội vốn nói chung và D.A Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn lên 339 triệu USD (tương đương hơn 7.000 tỉ đồng tiền Việt Nam) nói riêng.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân