Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/09/2018 - 15:58
(Thanh tra) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động đến mọi mặt trên toàn cầu và đang dần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới thì thế giới trải qua 4 cuộc Cách mạng công nghiệp với những đặc điểm khác nhau. Nếu như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất thì Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Nếu như Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì ở thời điểm này, cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư phát triển từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Một vài nhân tố điển hình của cuộc CMCN 4.0 bao gồm robot, máy in 3D, đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học, vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Vừa qua, tại diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0, với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu chỉ đạo, nhấn mạnh CMCN 4.0 là một cuộc chơi và mỗi quốc gia là một phần trong đó.
Có thể nói, CMCN mới một mặt đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc cải thiện trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại được giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự du nhập của các công nghệ mới. Nó tạo ra những cách thức hoàn toàn mới để phục vụ cho nhu cầu trong hiện tại và thay đổi đáng kể các chuỗi giá trị ngành công nghiệp đang hoạt động.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng, tốc độ, giá cả. Việc tối ưu hóa các kênh phân phối, tiếp cận khách hàng trên nền tảng số và tạo ra các điểm tương tác đa kênh trên điện thoại thông minh, mạng xã hội… đồng thời giúp doanh nghiệp cung cấp các trải nghiệm dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
Với lĩnh vực ngân hàng, CMCN 4.0 thực sự sẽ đem đến những thay đổi rõ rệt khi cáccông nghệ số, công nghệ mới không chỉ giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp tăng tương tác khách hàng; mà còn có khả năng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, hỗ trợ các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm mới, ưu việt cho khách hàng trên nhiều mảng dịch vụ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)hiện đang tập trung đẩy nhanh các dự án công nghệ hỗ trợ cho nghiệp vụ của khối bán lẻ, bán buôn và kinh doanh vốn, đồng thời từng bước nghiên cứu, áp dụng nền tảng công nghệ số của cuộc CMCN 4.0 trong hoạt động ngân hàng như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
Vừa qua, Vietcombank đã chính thức ra mắt dịch vụ VCBPAY, dịch vụ mới thuộc hệ sinh thái Mobile Banking của Vietcombank.Với việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), VCBPAY được thiết kế tính năng chatbot (trợ lý ảo) hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ cơ bản như nạp tiền điện thoại, chuyển khoản qua số điện thoại và giải đáp các câu hỏi thường gặp. Chỉ cần gõ lệnh yêu cầu, trợ lý chatbot được trang bị công nghệ AI sẽ giúp khách hàng hoàn tất các giao dịch một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, ứng dụng này còn thể hiện tính tiện lợi vượt trội khi giúp kết nối, chia sẻ với bạn bè dễ dàng hơn với những dịch vụ đi kèm như gửi quà may mắn, chuyển tiền cho bạn bè qua số điện thoại hay gửi yêu cầu chuyển tiền. Trước đó vào năm 2016, Vietcombank đã ra mắt không gian giao dịch công nghệ số lần đầu tiên tại Việt Nam– Vietcombank Digital lab. Vietcombank Digital lab nằm trong tổng thể dự án xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại Smart branch theo chiến lược phát triển ngân hàng số của Vietcombank, thể hiện sự đầu tư mạnh mẽ của Vietcombank cho công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ số trong cung ứng các dịch vụ ngân hàng với mục tiêu lớn nhất chính là hướng tới sự hài lòng cho khách hàng khi được trải nghiệm đồng nhất các dịch vụ trên tất cả các kênh giao dịch của ngân hàng, từ truyền thống đến hiện đại.
Minh Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý