Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Đi tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ nhanh hơn xe máy, rẻ hơn Grab”

Thứ ba, 05/03/2019 - 22:38

(Thanh tra)- Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội, giá vé tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông cao hơn xe buýt, nhưng đổi lại dịch vụ tốt hơn, tốc độ sẽ nhanh hơn xe máy và rẻ hơn Grab.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội

Chiều ngày 5/3, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội trao đổi với báo chí làm rõ những vấn đề liên quan đến việc đề xuất HĐND TP Hà Nội thông qua phương án giá vé trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.

Theo phương án giá vé vận chuyển hành khách công cộng trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông vừa được UBND TP xin ý kiến người dân thì TP dự kiến áp dụng 3 loạt vé (lượt, ngày và tháng).

Nếu đi theo lượt, hành khách phải trả theo quãng đường di chuyển giữa các nhà ga. Mức tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng đường ngắn nhất. Vé lượt có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ.

Giá vé hành khách đi theo ngày là 30.000 đồng (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé bán cho đối tượng hành khách phổ thông mua theo tháng là 200.000 đồng.

Mức giá trên đã được trợ giá và chỉ áp dụng trong thời gian thí điểm kể từ ngày đưa phương tiện vào khai thác thương mại và đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi trên tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Theo ông Nguyễn Hồng Trường, điểm mới nhất trong phương án giá vé của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là áp dụng theo chặng đường (giữa các nhà ga) để đảm bảo tính công bằng, khuyến khích người đi theo chặng ngắn.

Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội thông tin, phương án dự kiến có giá “mở cửa” tàu thấp nhất là 7.000 đồng, đi thêm mỗi km, hành khách phải trả thêm 600 đồng.

Bộ Giao thông Vận tải dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại toàn tuyến đường sắt trong tháng 4. Ảnh: Nguồn Interner

“Giá vé cao hơn vé xe buýt, đổi lại hành khách được dịch vụ tốt hơn, tốc độ nhanh hơn gấp hai lần (xe buýt 14 -16 km/h, tàu điện 35 km/h). Với giá vé và tốc độ trên, có thể nói đi tàu đường sắt đô thị nhanh hơn xe máy, rẻ hơn Grab”, ông Trường nói và cho biết, đi 13 km toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông mất khoảng 22 phút.

Để ra được phương án giá cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, TP Hà Nội căn cứ vào 5 tiêu chí. Đó là, dựa vào thu nhập và mức chi trả của người dân; kết quả khảo sát ý kiến của người dân; so sánh cạnh tranh với các loại phương tiện khác; chi phí vận hành; khả năng trợ giá của ngân sách (khoảng 50%).

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km với 12 nhà ga trên cao, điểm đầu là ga Cát Linh - điểm cuối là ga Yên Nghĩa. Toàn tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa.

Sau nhiều năm xây dựng, tháng 9/2018, Bộ Giao thông Vận tải đưa các đoàn tàu chạy thử trên toàn tuyên đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Trong tháng 4/2019, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại toàn tuyến đường sắt.

H.Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm