Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/09/2018 - 13:49
(Thanh tra) - Đây là khuyến nghị được thể hiện trong Báo cáo Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển: “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) công bố tại Hà Nội ngày 11/9/2019.
Quang cảnh buổi công bố. Ảnh: QT
"Gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là những ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)" - báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo cho thấy, Việt Nam đang và vẫn cần rất nhiều vốn để đầu tư cho phát triển bền vững. Nhưng, các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn FDI vốn ODA đều đang là khó khăn của Việt Nam. Nguồn thu ngân sách không tăng đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư công cần thiết cho chi tiêu bắt buộc ngày càng tăng. Nợ công cũng đã ở mức cao.
Tổng nguồn lực tài chính cho phát triển ở Việt Nam (nguồn công và tư, nguồn quốc tế và trong nước) đã gia tăng về số lượng, với mức nguồn lực tài chính cho phát triển trên đầu người tăng từ USD 511/người năm 2002 lên đến USD 1.226/người năm 2015. Tuy gia tăng đáng kể nhưng nguồn lực tài chính cho phát triển vẫn còn thấp hơn mức bình quân của các nước ASEAN (USD 1.937/người). Mặc dù tổng nguồn lực tài chính phát triển đã tăng lên về quy mô như vậy nhưng tỷ trọng tài chính phát triển so với GDP (và tỷ trọng tổng đầu tư so với GDP) đã sụt giảm từ năm 2007.
Như vậy, đầu tư của khu vực tư nhân trong nước chưa thể đáp ứng vai trò ngày càng quan trọng của khu vực tư nhân chưa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước Việt Nam có mức thu nhập trung bình thấp, chưa trở thành nguồn tài chính then chốt thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam”, TS Hồ Đình Bảo - chuyên gia của UNDP, trưởng nhóm biên soạn báo cáo lưu ý.
Nên bớt ưu đãi nguồn vốn FDI và đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: QT
Để có nguồn vốn bảo đảm cho đầu tư phát triển, theo UNDP, ưu tiên then chốt là phải đẩy mạnh sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng đầu tư ở Việt Nam thông qua việc sắp xếp thứ tự ưu tiên ở ba lĩnh vực hành động:
Cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân trong nước, trong đó có cả việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và sửa đổi chính sách thu hút FDI nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty tư nhân trong nước gia nhập thị trường, và tăng cường mối liên kết của các công ty này với các chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu.
Cần thực hiện các chính sách và cung cấp sự hỗ trợ có trọng điểm để các doanh nghiệp (DN) tư nhân trong nước phát triển về quymô, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, cải thiện các mối liên kết với các chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, đồng thời đẩy nhanh chuyển dịch cần thiết từ kinh tế không chính thức sang kinh tế chính thức.
Tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các DN trong nước trong việc tiếp cận đất đai và tín dụng và đặc biệt nâng cao năng lực kỹ thuật để áp dụng công nghệ mới và nắm bắt cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình