Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch HĐQT Techcombank: Tiếp tục tập trung vào khách hàng lớn, rủi ro thấp lợi nhuận cao

Thứ tư, 20/05/2020 - 14:23

(Thanh tra)- Tại ĐHĐCĐ Techcombank, ông Hồ Hùng Anh khẳng định, đối tượng khách hàng của Techcombank không dàn trải, chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp lớn, chiếm đa số thị phần trong nước, có rủi ro thấp và lợi nhuận cao như VinGroup, SunGroup...

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2020 với phiên thảo luận sôi nổi xoay quanh băn khoăn của cổ đông về định hướng kinh doanh của ngân hàng và lo ngại về rủi ro khi tập trung quá nhiều tín dụng vào các ông lớn trong ngành bất động sản.

Một cổ đông cho biết, nếu tính tổng tín dụng vào bán lẻ, xây dựng, bất động sản thì cho vay vào bất động sản của Techcombank lên tới 90%. Liệu như vậy có quá rủi ro? Nếu thị trường bất động sản đóng băng thì sẽ ảnh hưởng thế nào tới ngân hàng?

Trả lời câu hỏi của cổ đông xung quanh lo ngại về rủi ro của ngân hàng khi Techcombank tập trung quá nhiều vào một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết: Ngay từ đầu Techcombank đã xác định chiến lược chỉ theo 1 số lĩnh vực, ngành kinh tế mà ngân hàng có thể kiểm soát được và có khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất.

"Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, Techcombank chưa bao giờ nói sẽ hoạt động trên mọi lĩnh vực. Riêng với bất động sản là ngành đã được Techcombank xác định ưu tiên từ 5 năm trước. Định hướng này đã được khẳng định là đúng đắn thể hiện qua kết quả kinh doanh của ngân hàng những năm vừa qua", Chủ tịch Techcombank nhấn mạnh.

Thời gian tới Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào những khách hàng lớn có uy tín trên thị trường (VinGroup, SunGroup...) và chiếm phần lớn thị phần tại Việt Nam. "Mục tiêu của Techcombank không dàn trải, không phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng mà chỉ tập trung những khách hàng tốt, chiếm thị phần lớn và ngân hàng đã quen với quản trị rủi ro trong các lĩnh vực này", ông Hồ Hùng Anh nhấn mạnh.

Riêng với lĩnh vực bất động sản và trước lo ngại nếu thị trường bất động sản bị đóng băng, Chủ tịch Techcombank chia sẻ: "Quý cổ đông yên tâm rằng những hệ số rủi ro, an toàn của ngân hàng đều đã được quản lý theo chuẩn Basel II và Techcombank đang được đánh giá rất cao trong bộ tiêu chí này".

Về cho vay bất động sản, nhìn trên cán cân cho vay của Techcombank thì có vẻ lớn nhưng nếu so với các ngân hàng khác thì không cao và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn hoạt động. Ngoài ra, ông Hồ Hùng Anh cho biết định hướng của Techcombank là tập trung cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm để hệ số rủi ro chứ không tập trung cho vay tín chấp. Nhu cầu vay mua nhà, sửa nhà, mua ô tô là nhu cầu lớn nhất của cá nhân, cho vay bất động sản lớn cũng không khó hiểu.

Theo ông Hồ Hùng Anh, Techcombank đang xây dựng thêm những mảng cho vay mới bênh cạnh mảng cho vay truyền thống là bất động sản. Tuy nhiên, việc xây dựng nền tảng cho các hoạt động mới này cần thời gian.

"Chúng tôi cũng đang xây dựng 5, 6 lĩnh vực khác để cấp tín dụng nhưng cần thời gian vì thường với những lĩnh vực mới, ngân hàng sẽ cần những bộ tiêu chí mới để quản trị rủi ro", ông Hồ Hùng Anh nói.

Trước băn khoăn về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ông Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank không bị ảnh hưởng nhiều vì khách hàng không tập trung ở những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như dệt may, du lịch, hàng không. Riêng với Vietnam Airlines - là doanh nghiệp nhà nước thì đang có một số chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông về việc đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận khi gần đây Techcombank liên tục thay đổi các vị trí lãnh đạo, Chủ tịch HĐQT cho biết, công tác đào tạo đội ngũ kế cận hiện nay là thách thức lớn với Techcombank, vì lãnh đạo không phải chỉ cần có trình độ, hiểu biết mà còn có yêu cầu về kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế.

Theo chia sẻ của Ban điều hành Techcombank, trong thời gian tới ngân hàng tiếp tục theo đuổi mục tiêu kinh doanh "rủi ro thấp, lợi nhuận cao" bằng cách duy trì tăng trưởng casa, tập trung phát triển dịch vụ, tăng hệ số NIM cho ngân hàng.

Với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 thấp (tăng 1% so với năm 2019), lãnh đạo Techcombank cho biết sẽ tập trung vào đầu tư công nghệ, hệ thống nền tảng và giải quyết những tác động xấu từ dịch bệnh COVID-19.

Năm 2019, tổng tài sản đạt Techcombank là 383 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018, vượt 2% kế hoạch; dư nợ tín dụng đạt 258 tỷ nghìn tỷ đồng, tăng 18,8%, vượt kế hoạch 5,2%; tổng huy động từ khách hàng đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 14%, chỉ đạt 87% kế hoạch năm 2019; lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 12.838 tỷ đồng, tăng 20%, vượt 9% kế hoạch.

Mục tiêu năm 2020 là dư nợ tín dụng 291 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; huy động đạt 268 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; tổng tài sản đạt 431 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận đạt 13.000 tỷ đồng tăng 1%. Nợ xấu 3-5 dưới 3%.

ĐHĐCĐ Techcombank đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2029 (giữ lại toàn bộ lợi nhuận không chia cổ tức); thực hiện tăgn vốn điều lệ năm 2020 lên 35.049 tỷ đồng với việc phát hành hơn 4,7 triệu cổ phiếu ESOP; thông qua kết quả kinh doanh năm 2019 và kế hoạch năm 2020.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

21:11 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm