Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chờ đợi những thương vụ thoái vốn Nhà nước năm 2019

Thứ tư, 16/01/2019 - 10:35

(Thanh tra)- Thị trường đặt nhiều kỳ vọng vào một số thương vụ lớn như bán 20% vốn Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), 25% vốn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, 35% vốn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Nhiều DN Nhà nước, có vốn Nhà nước được kỳ vọng sẽ thoái vốn thành công trong năm 2019. Ảnh: TM

Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

Theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 5/1/2019, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) Nhà nước (DNNN) và DN có vốnNhà nước.

Từ năm 2016 đến tháng 11/2018, cả nước đã cổ phần hóa được 147 DN trong đó có nhiều DN quy mô vốn Nhà nước lớn. Riêng trong năm 2017, tổng quy mô vốn Nhà nước được xác định lại tại các DN thực hiện cổ phần hóa đạt trên 160.000 tỷ đồng, bằng 81,5% tổng giá trị phần vốn Nhà nước ở các DN được cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2015. Thoái vốn Nhà nước tại nhiều DN thu về được gần 155.000 tỷ đồng.

Các DNNN được cơ cấu lại đã tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, thực hiện vai trò, nhiệm vụ làm nòng cốt điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; hiệu quả hoạt động của DNNN và DN sau cổ phần hóa được nâng lên.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DNNN và DN có vốn Nhà nước, quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại các DNNN; đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo danh sách ban hành.

Để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu nêu trên, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và DN có vốn nhà nước trong năm 2019; kiên quyết xử lý dứt điểm các dự án đầu tư chậm tiến độ, thua lỗ.

Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, DNNN hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các DN, nêu rõ tiến độ, cơ quan tổ chức thực hiện, người chịu trách nhiệm trước ngày 15/1.

Trường hợp cần điều chỉnh danh mục, tiến độ cổ phần hóa, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/1, trong đó nêu rõ tiến độ thực hiện, cơ quan thực hiện.

Trường hợp không triển khai thoái vốn đúng tiến độ đối với những danh mục đã được duyệt, thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương có trách nhiệm chuyển giao về SCIC trước ngày 31/3 để tổ chức thoái vốn theo quy định.

Nhiều thương vụ thoái vốn lớn trong 2019

Năm 2019, Bộ Tài chính kỳ vọng hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa sẽ đóng góp vào ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng, cao hơn 40% so với kết quả thực hiện năm trước. Cũng cần nói thêm, năm 2018 được đánh giá là một năm không mấy thành công cho kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa DN Nhà nước. Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao chỉ 75%.

Báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra lý do tiến triển chậm việc thoái vốn là sự cản trở từ Nghị định 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thoái vốn không được thấp hơn giá giao dịch trung bình 30 ngày, trong khi không nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao.

Sang năm nay, một số thương vụ thoái vốn lớn được kể tên như bán 20% vốn Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), 25% vốn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, 35% vốn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam… Đồng thời, thị trường còn đặt kỳ vọng về các thương vụ thoái vốn bị tạm hoãn từ năm 2017 và 2018 chuyển sang như Tập đoàn Cao Su (VRG), Mobifone, Petrolimex (PLX), Tập đoàn Dệt may (VGT)...

Báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định nhu cầu thoái vốn của Chính phủ thời gian tới càng trở nên cấp bách hơn. Do đó, Chính phủ cần có các điều chỉnh để tăng tốc tiến độ như hạ giá chào bán và/hoặc từ bỏ cổ phần kiểm soát trong DN để thu hút các nhà đầu tư. Qua đó, hoạt động thoái vốn nếu sôi động trở lại, cũng sẽ cải thiện tâm lý thị trường, tương tự như những gì đã xảy ra vào đầu năm 2018 với các thương vụ IPO của BSR, OIL và POW.

Một lần nữa, các chuyên gia của VDSC nhấn mạnh điều kiện thị trường không thuận lợi cộng thêm quy định khắt khe về giá chào bán tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP là một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ trong 2018. Vì vậy 2019, các cổ phiếu đầu tư theo chủ đề thoái vốn cần phải hấp dẫn đối với nhà đầu tư chiến lược về triển vọng tốt, có thể tạo ra giá trị hiệp lực cho người mua. Các công ty hấp dẫn có cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ là những công ty có thị phần thống trị trong ngành, tài nguyên hoặc quỹ đất lớn hoặc có thể tạo ra giá trị hiệp lực lớn cho đối tác chiến lược.

Trà My

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm