Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/07/2015 - 10:54
Quá nhiều loại thuế phí là cách đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Đây là tư duy không đúng, gây hậu quả lớn...
Quá nhiều loại phí trên một chủ thẻ ATM
Oằn lưng cõng phí
Theo thông tin từ Eximbank, từ ngày 2/7, chủ thẻ nội địa Eximbank rút tiền từ máy ATM của chính ngân hàng này sẽ bị thu phí từ giao dịch đầu tiên, 1.100 đồng/giao dịch rút tiền mặt và 2.200 đồng/giao dịch chuyển khoản, thay vì miễn phí với ba giao dịch đầu tiên trong tháng như trước.
Trước đó, Eximbank cũng thu phí từ giao dịch đầu tiên với các giao dịch tại ATM ngoài hệ thống với mức thu 3.300 đồng/giao dịch rút tiền mặt, phí truy vấn số dư, in sao kê là 550 đồng/giao dịch trong khi phí chuyển khoản là 0,011% trên số tiền giao dịch, tối thiểu là 1.650 đồng, tối đa là 16.500 đồng.
Cũng như Eximbank, nhiều ngân hàng đã thu thêm phí bằng nhiều hình thức khác nhau. HDBank bắt đầu thu phí thường niên mức 60.000 đồng/thẻ từ tháng 5/2015.
Đầu tháng 4, ACB bắt đầu thu phí mở thẻ ghi nợ nội địa với mức 30.000 đồng, chưa kể phí thường niên thẻ ghi nợ với mức 50.000 đồng/năm. VIB thì tăng số dư bình quân phải duy trì trong thẻ...
Nâng tổng số phí người dân phải lên gánh trên mỗi đầu chủ thẻ ATM là gần 30 loại phí khác nhau tùy từng ngân hàng. Như vậy, không chỉ có ôtô, quả trứng, hạt gạo...phải chạy đua với cuộc đua cõng thuế phí mà ngay cả ATM cũng đang buộc người dân nghèo phải chơi sang.
Cụ thể, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, người dùng Việt Nam hiện sở hữu hơn 63 thẻ ghi nợ nội địa, cao gấp 17 lần so với con số 3,6 triệu hồi cuối năm 2006. Khi có số lượng khách hàng nhiều hơn cũng là lúc các nhà băng mạnh tay tính phí hơn trước.
Hiện nay, mỗi cá nhân thông thường sở hữu ít nhất một thẻ ghi nợ nội địa ATM, không ít người cũng đã tiếp cận và thường xuyên dùng thẻ tín dụng (Visa, Master Card hay JCB, American Express...).
Theo thống kê, ước tính mỗi khách hàng sẽ phải chịu khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng. Ngoại trừ phí mở tài khoản, thẻ vẫn được các nhà băng duy trì hình thức miễn, hầu hết các dịch vụ khác đã được tính phí.
Một thẻ ATM theo tính toán sẽ phải chịu: Phí phát hành thẻ lần đầu từ 50.000-90.000 đồng, phí phát hành lại thẻ 25.000-66.000 đồng, phí cấp lại số pin 10.000-33.000 đồng, phí thường niên (phí quản lý tài khoản thẻ) từ 39.600-132.000 đồng, phí tra soát nếu không đúng từ 10.000-110.000 đồng, phí chuyển khoản 1.650 đồng, phí rút tiền khác hệ thống 3.300 đồng, phí truy vấn số dư hoặc in sao kê từ 550-1.650 đồng, trả thẻ bị nuốt tại máy ATM từ 5.000-20.000 đồng... Cá biệt có NH còn thu 10.000 đồng phí báo mất thẻ hay thẻ bị đánh cắp.
Trước thực tế này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng về mặt nguyên tắc các ngân hàng không sai và áp dụng theo đúng quy định. Tuy nhiên, quy định này có phù hợp không phải xét từ nhiều phương diện.
Đứng trên phương diện của ngân hàng, các chi phí phát sinh khi giao dịch như: Chi phí rút tiền tại ATM ngân hàng, ATM ngân hàng khác, phí in sao kê… tất cả chủ yếu để bù vào chi phí bảo trì, chi phí sử dụng máy ATM chi ra nhiều hơn sinh lời.
Bên cạnh đó, đối với một máy ATM thì tốn rất nhiều chi phí, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì, chi phí nhân sự đi tiếp quỹ… vì thế, việc thu phí chủ yếu để tu bổ lại hệ thống ATM, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu giao dịch của người dân. Vì vậy, họ cho rằng những loại phí này là hợp lý và liên tục tăng.
Tất nhiên, ngân hàng chỉ biết đổ lỗi và viện dẫn những lý do hợp thức hóa hình thức thu phí nhưng thực tế họ đã quên đi cái lợi lớn đang được hưởng từ chính những chủ thẻ. Phải nhấn mạnh một lần nữa, ATM không phải dịch vụ sinh lời nhưng lại là công cụ để các NH huy động vốn từ việc phát hành thẻ hoặc huy động vốn không kỳ hạn từ số dư trên thẻ. Vì vậy, cái được ngân hàng được rất lớn.
Về phía người gửi là vô lý, cách thức tận thu của các NH không phải là động lực khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ tiền gửi hay một cách thanh toán phi tiền mặt.
Xét về lẽ thường, việc người gửi phải bỏ ra một khoản tiền để mua lại dịch vụ và những tiện ích của dịch vụ đem lại là hợp lý. Nhưng nhiều ngân hàng đã lạm dụng quyền được thu, áp dụng những loại phí quá cao hoặc không phù hợp khiến người gửi bức xúc.
Một bất cập nữa được TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ là, mức phí các ngân hàng đang áp dụng dựa trên công thức tính toán của quốc tế. Điều này là bất hợp lý do thu nhập của VN còn quá thấp so với thế giới.
Thu nhập bình quân của thế giới vào 20.000 đô la/người/năm, mức phí này được cho là hợp lý. Nhưng thu nhập bình quân người dân VN hiện nay chỉ khoảng 2.000 đô la/người/năm. Trong khi một chủ thẻ ATM đã phải gánh tới gần 1 triệu tiền phí là quá bất hợp lý. Bất cứ một loại phí nào từ 3.000 đồng trở lên cũng là quá cao so với lương khoảng 2-3 triệu/tháng của nhiều người dân.
Vì vậy, các ngân hàng cần phải tính toán giảm phí cho người dân càng nhiều càng tốt hoặc có thể áp dụng hình thức chia sẻ, bù trừ cho các doanh nghiệp những nơi có khả năng gánh được thuế phí.
Hậu quả lớn
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nói người Việt “gánh” tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần các nước khác trong khu vực cũng không sai. Nếu một nền kinh tế mà người dân phải chịu quá nhiều thuế phí nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính sách điều hành chung. Trong khi đó, chính phủ đang chủ trương xây dựng một nền kinh tế phi tiền mặt. Gánh nặng thuế phí có thể khiến người dân đi ngược lại chủ trương này và hướng tới sử dụng tiền mặt nhiều hơn.
"Người phải hứng chịu hậu quả trước tiên là Chính phủ. Sẽ rất khó kiểm soát được những dấu vết, đường đi của dòng tiền nếu người dân chuyển sang sử dụng tiền mặt, không gửi tiền qua ngân hàng. Chính phủ sẽ có nguy cơ bị thất thu thuế, thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, hoạt động buôn lậu, rửa tiền sẽ diễn ra thuận lợi, mạnh mẽ hơn, phức tạp hơn", ông Hiếu nói.
Nói rõ thêm, TS Cao Sỹ Kiêm phân tích những bất cập khi một chủ thẻ ATM phải chịu quá nhiều loại phí.
Việc này có thể đem lại lợi ích trước mắt cho các ngân hàng là có nguồn thu bù đắp những chi phí bỏ ra. Về lâu dài nó là mối nguy hại lớn, ảnh hưởng tới toàn nền kinh tế chung. Cụ thể ở đây là chính sách điều hành phi tiền mặt của Chính phủ. Giảm sức cạnh tranh, thương hiệu, uy tín của chính các ngân hàng", ông Kiêm nói."Quá nhiều loại phí chồng lên nhau, không phù hợp vẫn đang tồn tại. Rõ ràng, việc cung cấp dịch vụ mới, tiện ích hơn thì thu phí nhiều hơn, nhưng việc thu phí của ATM hiện nay chưa có quy định thống nhất, dẫn tới hiện tượng có những ngân hàng tự đặt ra các loại phí, hoặc chất lượng dịch vụ để thu thêm.
Theo ông Kiêm, những bất cập trên sẽ gây nhũng nhiễu trong điều hành, quản lý. Chi phí cho các ngân hàng tăng lên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển, tồn tại bền vững của một ngân hàng.
Nhất là trong bối cảnh, người Việt đang phải “gánh” tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần các nước khác trong khu vực. Cái gì cũng thuế phí trở thành gánh nặng quá lớn cho người dân. Đây không khác nào hình thức đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp . Đó là tư duy không đúng, bất cập gây hậu quả rất lớn cho cả người dân và toàn xã hội.
Nhận thức rõ mối nguy hại như vậy, ông Kiêm cho biết Quốc hội đã thông qua lần 1 Luật phí và lệ phí mới. Đây được xem là một bước tiến mới trong cải cách phí và lệ phí. Theo đó sẽ có nhiều loại thuế phí bất hợp lý được xóa bỏ.
Theo Lam Lam/Đất Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân