Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

150 triệu USD giúp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh

Thứ bảy, 14/05/2016 - 19:53

(Thanh tra) - Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê chuẩn khoản vay trị giá 150 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ chính sách phát triển quản lí kinh tế và năng lực cạnh tranh lần 3.

Với khoản vay 150 triệu USD này sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh. Ảnh: TQ

Khoản vay sẽ hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ và giúp tăng cường một số cải cách ưu tiên trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động này hỗ trợ thực hiện cải cách chính sách xuyên suốt 3 trụ cột nhằm giúp Chính phủ: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường quản trị ngành Tài chính và quản lí tài khóa trong đó bao gồm cả các chính sách giải quyết nợ xấu, cải cách ngân hàng, quản lí nợ và quản lí kho bạc; tăng cường minh bạch, tiết kiệm và trách nhiệm trong khu vực công. Tăng cường bộ máy hành chính công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước và tăng cường quản lý đầu tư công hướng tới nâng cao minh bạch và làm cho môi trường quản lý nhà nước lành mạnh hơn; và cải thiện môi trường kinh doanh. Giảm gánh nặng hành chính, cải thiện chính sách thuế và mua sắm công, và cải thiện thủ tục hành chính.

"Với hoạt động này WB tiếp tục giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh, qua đó tạo cơ sở cho tăng trưởng và thịnh vượng trong tương lai. Trong 5 năm qua, quá trình tái cơ cấu đã liên tục đạt tiến tiến triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như cải cách ngân hàng, quản lý doanh nghiệp Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh. Những cải cách này cần được củng cố trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2016 để có thể phát huy tối đa tiềm năng phát triển của Việt Nam" - ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói.

Đây là khoản vay do Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, cơ quan cho vay các nước thu nhập trung bình của WB cấp. Khoản vay được tính bằng đồng đô la Mỹ dựa trên lãi suất LIBOR với một khoản chênh lệch cố định, thời hạn trả nợ 29,5 năm, 10 năm ân hạn. 

Hoạt động EMCC-3 là hoạt động thứ 3 trong loạt hoạt động này. EMCC-1 hỗ trợ một số hành động chính sách, và hỗ trợ các biện pháp thúc đẩy cải cách của Chính phủ như quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu các tổng công ty và tập đoàn kinh tế Nhà nước, tăng cường giám sát ngân hàng, tăng cường khung thể chế về quản lý nợ. 

EMCC-1 này cũng hỗ trợ sửa đổi Luật Quản lý thuế và Luật Phòng, chống tham nhũng với mục đích tăng cường bộ máy hành chính công. Hoạt động EMCC-2 tiếp tục các hoạt động kể trên nhằm tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành Ngân hàng và thông qua kế hoạch giải quyết nợ xấu, tăng cường quản lý nợ trung hạn và tăng cường hiệu quả quản lý tài chính công, đẩy mạnh tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Nhà nước và tăng cường môi trường trong các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường quy định quản lý mua sắm công, quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm