Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 12/01/2021 - 15:23
(Thanh tra) - Theo Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí, nếu có Luật Đăng ký tài sản thì chắc rằng “sẽ không còn chỗ ẩn nấp cho nhóm tài sản tham nhũng”.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí. Ảnh: NT
Sáng ngày 12/1, tiếp tục chương trình phiên họp 52, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Viện KSND Tối cao.
Tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỷ đồng
Trình bày báo cáo, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ vừa qua, Viện KSND đã thể hiện bản lĩnh, quyết tâm chính trị rất cao, tập trung giải quyết các vụ án về tham nhũng, kinh tế.
Viện KSND đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa TAND Tối cao, Ban Nội chính Trung ương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nên việc điều tra, truy tố, xét xử thực hiện theo đúng tiến độ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đề ra.
Cùng với đó, đã kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp; bảo đảm việc xử lý, giải quyết vừa có tính pháp lý, vừa có tính chính trị sâu sắc.
“Tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng tình, đánh giá cao”, ông Trí thông tin.
Nêu ý kiến, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng là rất tốt. Từ đó, ông đề nghị, làm rõ kết quả này, biện pháp để phát hiện, thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng kinh tế.
Giải trình, ông Trí nói, khi báo cáo với Quốc hội chỉ báo được kết quả chứ không báo cáo được việc thực hiện.
Theo Viện trưởng Viện KSND Tối cao, trước đây, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, kể cả cơ quan xét xử chỉ tuyên án, còn thu hồi được tài sản hay không là của thi hành án. Trong nhiệm kỳ này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã yêu cầu ngay khi khởi tố vụ án, điều tra là phải quan tâm đến thu hồi tài sản.
Các cơ quan phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị phải phối hợp ngay từ giai đoạn đầu. “Chúng ta cũng đã ban hành hàng loạt thủ tục hỗ trợ cho việc này”, Viện trưởng Viện KSND Tối cao nêu.
Có người 20, 30 tuổi đã đứng tên tài sản cả trăm tỷ, nghìn tỷ
Để thu hồi tài sản tham nhũng, cũng như góp phần phòng, chống tham nhũng, ông Trí cho rằng, phải ban hành Luật Đăng ký tài sản.
“Hiện kê khai tài sản chỉ trong hệ thống chính trị thôi, nhưng nếu người ta đã tham nhũng thì không bao giờ tự mình đứng tên cả, chỉ để những người ngoài xã hội đứng tên.
Bây giờ có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỷ, nghìn tỷ, chúng ta biết hết nhưng không xử lý được vì quyền sở hữu của công dân chúng ta không đụng vào được”, Viện trưởng Viện KSND Tối cao nêu.
Ông Trí cho rằng, nếu có Luật Đăng ký tài sản thì khi đăng ký một tài sản mới mà không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì sẽ bị “thăm hỏi” và có cơ sở pháp lý để xử lý. “Và chắc rằng sẽ không còn chỗ ẩn nấp cho nhóm tài sản tham nhũng này”.
“Nếu không, chúng ta cố gắng thì cũng chỉ đến một ngưỡng nào đó rồi dừng lại, bởi vì bát nước đổ đi, khi hốt lại thì không bao giờ đầy được nữa”, Viện trưởng Viện KSND Tối cao nhấn mạnh, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tăng dần qua các các năm, nhưng để tăng đến 100% thì sẽ không được.
Trường hợp bị khởi tố, điều tra oan chiếm tỷ lệ rất nhỏ
Theo ông Lê Minh Trí, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố mới 375.884 vụ, tăng 1,2% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Toàn ngành Kiểm sát đã kiểm sát 100% việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; ban hành hơn 220.000 văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh; trực tiếp kiểm sát gần 4.900 cuộc tại cơ quan điều tra…
Từ kiểm sát đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hơn 3.000 vụ án, tăng 64%; Viện Kiểm sát trực tiếp quyết định khởi tố gần 150 vụ án, hủy hơn 700 quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố vụ án.
Viện Kiểm sát cũng đã trực tiếp lấy lời khai hơn 223.000 người bị bắt, tạm giữ; ban hành hơn 300.000 yêu cầu điều tra, tăng gần 70%; trực tiếp hỏi cung gần 200.000 bị can... Quyết định không phê chuẩn trên 600 lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tăng gần 20%; trên 800 quyết định gia hạn tạm giữ, tăng gần 70%; trên 1.300 lệnh tạm giam, tăng gần 40%; trên 1.100 lệnh bắt bị can để tạm giam, tăng gần 50%...
“Những trường hợp bị khởi tố, điều tra oan chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giảm dần theo từng năm và giảm 52,7% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII”, Viện trưởng Viện KDND Tối cao nói.
Với công tác điều tra tội phạm của Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao, theo ông Trí đã có nhiều tiến bộ, số vụ án được phát hiện, khởi tố và điều tra tăng 34,3% so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, đã khởi tố điều tra nhiều vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, nhiều vụ án tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp dư luận xã hội quan tâm; tiến độ, chất lượng điều tra tăng và không để xảy ra oan, sai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mới đây, trong chỉ thị về đẩy mạnh tiết kiệm, phòng chống lãng phí cuối năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Văn Thanh
13:38 23/12/2024(Thanh tra) - Theo quy định, những người có chức vụ, quyền hạn phải kê khai tài sản, thu nhập, song, quá trình kê khai vẫn còn trường hợp kê khai không trung thực.
Ngọc Giàu
13:22 23/12/2024Ngọc Giàu
09:31 23/12/2024Ngọc Giàu
08:39 23/12/2024Nhật Minh
06:27 21/12/2024Ngọc Giàu
Văn Thanh
Ngọc Giàu
Lê Phương
Nhóm PV
Ngọc Giàu
Chính Bình
Hương Trà
Phương Hiếu
Văn Thanh
Trọng Tài
Hoàng Nam