Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thiện Đề tài khoa học “Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”

Thái Hải

Thứ sáu, 17/12/2021 - 12:42

(Thanh tra) - Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện nội dung nghiên cứu Đề tài khoa học “Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng” do TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT làm Chủ nhiệm.

TS. Phạm Thị Huệ nhấn mạnh: Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng được thực hiện thường xuyên, liên tục. Ảnh: TH

Theo TS. Phạm Thị Huệ, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng là hệ thống các quy trình, chính sách, thủ tục và bộ máy nhân lực thực thi được thiết lập và thực hiện thường xuyên, liên tục bởi chủ sở hữu và nội bộ doanh nghiệp Nhà nước để đánh giá, xem xét tình hình sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nhiệp nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tính chân thực của báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định có liên quan, phòng tránh rủi ro, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính như sau: Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng; Thực trạng kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng; Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng.

Phần Lý luận, đề tài làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam; những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ nhằm phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm phòng, chống tham nhũng.

Phần Thực trạng, đề tài làm rõ thực trạng tham nhũng trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam; thực trạng cơ sở chính trị, khung chính sách, pháp luật kiểm soát nội bộ nhằm phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp Nhà nước và thực trạng kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua và tác động đối với hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, phần giải pháp, đề tài đưa ra quan điểm về vai trò của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng; các giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật; về nâng cao nhận thức về kiểm soát nội bộ và vai trò của kiểm soát nội bộ với phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước; giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng.

Góp ý hoàn thiện nội dung nghiên cứu, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng: Tại Phần Lý luận, mục “Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam”, đề tài cần làm rõ quy mô, lĩnh vực hoạt động, định hướng phát triển và bộ máy tổ chức của doanh nghiệp Nhà nước; nêu mục đích, ý nghĩa của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước.

Nội dung “yếu tố tác động đến việc xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam” và “kinh nghiệm kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nhằm phòng, chống tham nhũng” tại mục này cần được sắp xếp lại, đảm bảo tính logic hơn.

Trong Phần Thực trạng, nhận định về thực trạng tham nhũng trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, cần nhấn mạnh đến việc tham nhũng diễn ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước diễn ra khá phổ biến và ở mức độ tinh vi của những người có chức vụ, quyền hạn. Tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước có nguy cơ thiệt hại giá trị tài sản lớn.

Về đánh giá nguyên nhân tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước cần làm rõ vấn đề yếu kém trong kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước…

Phần Giải pháp, đề tài có sự trùng lắp giữa các nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật, nâng cao nhận thức, kiểm soát nội bộ, do đó, cần có sự sắp xếp lại cho logic hơn; nhấn mạnh đến tăng cường kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng và giải pháp nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước.

Theo ThS. Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, đề tài cần cơ sự sắp xếp lại bố cục cho hợp lý hơn. Theo đó, nội dung “nguy cơ nảy sinh tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước” ở phần lý luận cần được đưa về phần thực trạng để đánh giá; phần quan điểm, giải pháp cần nhấn mạnh đến quan điểm của nhóm nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng; phần giải pháp hoàn thiện pháp luật, thay vì để hoàn thiện hệ thống pháp luật như hiện nay, đề tài cần tập trung đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật ở vấn đề cụ thể.

Kết thúc hội thảo, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu cảm ơn và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự để hoàn thiện nội dung nghiên cứu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái yêu cầu thực hiện nghiêm công tác kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập

Yên Bái yêu cầu thực hiện nghiêm công tác kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập

(Thanh tra) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh và các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập theo các quy định của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu là góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, vững chắc hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.

Bùi Bình

17:25 04/12/2024
Nghệ An: Đẩy mạnh xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài và mới phát sinh

Nghệ An: Đẩy mạnh xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài và mới phát sinh

(Thanh tra) - Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh và các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Văn Thanh

06:00 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm