Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ ba, 23/04/2024 - 13:43
(Thanh tra) - Trong kỳ báo cáo, Công an tỉnh Thái Bình đã thụ lý điều tra 13 vụ, 34 bị can liên quan đến tham nhũng (kỳ trước chuyển sang 9 vụ, 22 bị can; khởi tố mới 4 vụ, 12 bị can); đã kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tỉnh truy tố 5 vụ, 14 bị can, đang điều tra 8 vụ, 20 bị can; TAND 2 cấp đã xét xử 5 vụ, 10 bị cáo…
Phiên họp thứ 7 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Bình. Ảnh: H.P
Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Bình tiếp tục được triển khai đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong đó, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) được duy trì thường xuyên, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức, trách nhiệm tham gia đấu tranh PCTN của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
Các đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến nội dung công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách; mua sắm tài sản công; quản lý dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, đất đai, các khoản đóng góp của Nhân dân; công tác tổ chức cán bộ; công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra dưới nhiều hình thức.
Triển khai và thực hiện nghiêm túc quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; nâng cao trách nhiệm của chủ tịch UBND các huyện, TP, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác PCTN; chủ động xây dựng kế hoạch PCTN và xây dựng định mức, tiêu chuẩn, quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện...
Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực; nhất là đối với các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí như quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai…; công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được tiến hành kịp thời, qua đó, có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tham nhũng.
Từ đầu năm đến nay, toàn ngành Thanh tra tỉnh Thái Bình đã tiến hành 29 cuộc thanh tra hành chính; 51 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 207 đơn vị.
Qua thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện, kiến nghị xử lý sai phạm 4.910 triệu đồng (kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 2.233 triệu đồng, kiến nghị xử lý theo thẩm quyền 2.677 triệu đồng); quyết định xử phạt và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 1.956 triệu đồng.
Cùng kỳ, các cấp, ngành trong tỉnh Thái Bình đã tiếp 1.460 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 679 vụ việc.
Tiếp nhận 1.002 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, có 811 đơn đủ điều kiện xử lý về 682 vụ việc (80 khiếu nại; 74 tố cáo; 657 đơn kiến nghị, phản ánh); đã giải quyết 37/57 đơn thuộc thẩm quyền.
Qua giải quyết tố cáo, đã chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc, 1 đối tượng; xử lý hành chính 1 cá nhân.
Cơ quan Công an tỉnh Thái Bình đã thụ lý điều tra 13 vụ, 34 bị can liên quan đến tham nhũng (kỳ trước chuyển sang 9 vụ, 22 bị can; khởi tố mới 4 vụ, 12 bị can); đã kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tỉnh truy tố 5 vụ, 14 bị can; đang điều tra 8 vụ, 20 bị can; TAND 2 cấp đã xét xử 5 vụ, 10 bị cáo.
Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phát hiện được 9.343.314.600 đồng; đã thu hồi 9.122.000.000 đồng.
Thời gian qua, UBND tỉnh Thái Bình cũng đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Đặc biệt, chỉ đạo các địa phương, đơn vị nghiêm túc xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, gắn với kiểm điểm, tự phê bình, phê bình và đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm.
Để nâng cao hiệu quả công tác PCTN, thời gian tới, tỉnh Thái Bình đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí.
Quá trình thanh tra, kiểm tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực nhằm phát hiện kẽ hở của cơ chế, đề ra những giải pháp thiết thực, từng bước kiềm chế tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Bên cạnh đó, giải quyết dứt điểm, kịp thời, đúng pháp luật các đơn tố cáo đối với vụ việc tiêu cực, tham nhũng; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tội phạm phát hiện qua các hoạt động thanh tra và giải quyết tố cáo; có biện pháp bảo vệ đối với những cán bộ, đảng viên và người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng.
Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác PCTN; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Tích cực thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng; tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính để công tác PCTN đạt kết quả cao…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 21/11, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho đội ngũ phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Trung Hà
10:00 21/11/2024Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA