Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bắc Ninh có gì? (6)

Thứ năm, 19/05/2022 - 17:24

(Thanh tra) - Theo UBND Bắc Ninh, Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các cấp.

Ảnh minh họa: Internet

d) Về quản lý tài sản công

Tiếp tục triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo đúng quy định của pháp luật; rà soát danh mục tài sản chuyên dùng cần ban hành tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của địa phương phù hợp với tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; hoàn thiện quy định, quy trình mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Luật làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.

đ) Về quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.

- Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư, đặc biệt lưu ý các dự án có nội dung khai thác khoáng sản đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

e) Về quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

- Tăng cường minh bạch thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với công ty đại chúng; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.

g) Về quản lý các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách

- Đẩy mạnh rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước. Xây dựng lộ trình cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các quỹ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu đề ra hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, trùng lặp về tài chính, nguồn thu, nhiệm vụ chi với ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước; xây dựng, kiện toàn bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cán bộ nhằm quản lý, sử dụng nguồn lực của các quỹ có hiệu quả, đảm bảo các quỹ hoạt động công khai, minh bạch, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với nhóm quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế.

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, công khai trong xây dựng; thực hiện kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

h) Về quản lý lao động, thời gian lao động

- Tiếp tục triển khai rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị, giảm đầu mối tổ chức trung gian, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

- Khẩn trương xây dựng hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ, vị trí việc làm viên chức theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ làm căn cứ cho việc quản lý, sử dụng công chức, viên chức, thời gian làm việc hiệu quả và làm cơ sở để thực hiện cải cách tiền lương.

- Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức và thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và tuyển dụng, sử dụng, kỷ luật công chức, viên chức để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

4. Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP

a) Các đơn vị dự toán thực hiện các quy định về công khai minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP.

b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật THTK, CLP và các luật khác có liên quan; trong đó, chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính được giao, công khai thông tin về nợ công và các nội dung đầu tư công theo quy định pháp luật.

c) Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để thực hiện có hiệu quả công tác THTK, CLP.

d) Thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định của pháp luật.

Anh Tuấn

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tôn sư trọng đạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục!

Tôn sư trọng đạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục!

(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trà Vân

16:21 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm