Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao tư duy cách đổi mới, ưu tiên sự thông thoáng trong dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi. Việc cho phép tách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái dịnh cư là rất hợp lý, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong việc triển khai dự án. Nên ưu tiên cho các dự án nhóm A, B, nhóm C quy mô nhỏ có xem xét tách hoặc không tách tùy thực tế.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, việc phân cấp phân quyền chưa thấy rõ vai trò của HĐND cấp huyện.
Các dự án ODA, dự án đầu tư công liên quan vốn ODA thủ tục quá nhiêu khê, nên xem xét hợp nhất yêu cầu của nhà tài trợ với các quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu.
“Có nên tính vốn ODA vào vốn đầu tư công trung hạn hay không?”. Trong khi, quy trình đầu tư ODA đang quá dài gồm 4 bước với ít nhất 2 năm để đưa vào triển khai. Vốn viện trợ không hoàn lại có liên quan đến đầu tư hoặc hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực cần được cân nhắc, hiện quy định vốn vay không chi cho thường xuyên, chỉ chi cho đầu tư.
Quy trình đấu thầu dự án ODA yêu cầu phải lấy ý kiến nhà đầu tư tới 7 lần mà không có thời hạn trả lời. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đặt vấn đề.
Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang Nguyễn Văn Hoà nhấn mạnh, cần mạnh dạn đề xuất nội dung phân cấp phân quyền, việc tách dự án thành phần, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Tiến độ giải ngân đầu tư công phục thuộc nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng. Nguồn vốn do Chính phủ giao địa phương thì phân cấp thẳng cho UBND, không cần qua HĐND, làm "tốn" thêm thời gian, thủ tục để HĐND giao UBND.
Giám đốc Sở KH&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Linh đặt vấn đề về việc tách giải phóng mặt bằng khỏi các dự án để đảm bảo tiến độ các dự án cho rằng, việc tách này lại gắn với việc điều chỉnh điều 8, 9 về tăng tổng mức đầu tư; tăng tổng mức đầu tư là đúng, rất cần thiết cho các địa phương trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiện, việc tách dự án bồi thường theo nhóm A, B, C cũng phải có quy định rõ trong nội dung luật sửa đổi.
Hiện tổng mức đầu tư dự án là tính cả giải phóng mặt bằng, nay tách ra thì sao? Trường hợp dự án có chi phí xây lắp/thiết bị thấp nhưng chi phí giải phóng mặt bằng rất cao. Vì vậy, phải làm rõ dự án bồi thường bao nhiêu thì tách được, để địa phương chủ động thực hiện thủ tục đầu tư của địa phương, Giám đốc Sở KH-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu đặt vấn đề.
Chia sẻ tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ KH&ĐT đã từng tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội, nhưng Quốc hội khi đó băn khoăn, nếu tách bồi thường ra, mà sau này việc bồi thường không gắn với các dự án thì sẽ có hệ lụy rất lớn, trách nhiệm thuộc về ai.
“Chúng ta thấy đó là bất cập, nhưng không phải vì thế mà không đề xuất. Lần này, chúng tôi đề xuất với Quốc hội tách dự án bồi thường nhưng kèm theo các điều kiện để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước”, Thứ trưởng nói.
|