Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Tư pháp lên tiếng về việc kê biên tài sản của lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh

Phương Anh

Thứ tư, 27/04/2022 - 22:32

(Thanh tra) - Chiều nay (27/4), Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về công tác tư pháp trong quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp quý II/2022.

Toàn cảnh buổi họp báo chiều 27/4 của Bộ Tư pháp. Ảnh: PV

Đã thi hành án xong hơn 200.000 việc, đạt hơn 49%

Tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, quý I/2022, công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời giải quyết các vấn đề để phù hợp với chủ trương phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Công tác cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực. Bộ đã hoàn thành 7/7 nhiệm vụ có thời hạn thực hiện trong quý I/2022 theo Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022.

Bộ đã thực hiện xong 13 nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, không có nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành; đã trả lời 23 kiến nghị cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV (hoàn thành 100%) và nhiều kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính được thực hiện quyết liệt, phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương, theo đó, toàn hệ thống THADS đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể: 6 tháng năm 2022 (tính từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/3/2022) đã thi hành xong hơn 200.000 việc, đạt tỉ lệ hơn 49% với hơn 35.000 tỷ đồng.

Các cơ quan THADS đã thực hiện thủ tục theo dõi đối với 262/262 bản án đã có quyết định buộc thi hành án của Tòa án. Các cơ quan hành chính đã thi hành xong

Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp như đấu giá tài sản, giám định tư pháp, thừa phát lại… để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp nhằm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

Yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội xử lý nghiêm sai phạm, không bao che dung túng

Tại cuộc họp báo, đại diện một số cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi về việc đấu giá biển số ô tô mà Bộ Công an đang dự thảo.

Vấn đề này bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cho biết, trong Dự thảo Nghị quyết Bộ Công an xây dựng trình Quốc hội thì một trong những vấn đề là quyền của người đấu giá đến đâu, vấn đề này đang còn bàn.

Hiện nay, theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công biển số là tài sản đặc biệt, công cụ quản lý an toàn giao thông đường bộ. Nếu coi biển số xe là tài sản công, việc "bán" đấu giá sẽ theo trình tự, thủ tục của Luật Đấu giá. Tuy nhiên, nếu cho chuyển nhượng biển số sẽ "gặp nhiều vướng mắc" bởi Luật Giao thông đường bộ cấm mua, bán chuyển nhượng biển số xe. Do đó, vấn đề này hiện còn đang được nghiên cứu.

Trả lời về việc phong tỏa tài sản đối với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong hai vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm vừa qua, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS cho biết, thực tế THADS vừa qua đã cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi xác minh tài sản chỉ có giá trị thi hành rất nhỏ dẫn đến tỷ lệ thu hồi được rất ít. Do đó, cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn chuyển dịch tài sản ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử rất cần thiết .

Chỉ thị 04/CT-TW của Ban Bí thư cũng xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.

“Qua báo chí chúng ta cũng biết cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa tài sản của những chủ thể liên quan ở các địa phương. Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo việc thi hành án về sau này”, ông Thắng Lợi nói.

Đối với việc giảng viên Đại học Luật Hà Nội tố gạ tình, cưỡng bức, bà Bùi Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp cho biết, cơ quan này đã nắm được các thông tin liên quan. Trên cơ sở nghiên cứu vụ việc, Bộ Tư pháp đã yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét theo đúng thẩm quyền. Trường Đại học Luật Hà Nội đã có báo cáo Bộ Tư pháp.

“Bộ cũng đã có chỉ đạo nhà trường tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; công tác quản lý giảng viên, viên chức, sinh viên của trường; khẩn trương giải quyết các vụ việc phát sinh vừa rồi theo đúng quy định" bà Thủy thông tin.

Đặc biệt, theo bà Thủy, Bộ Tư pháp yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội phải xử lý nghiêm sai phạm, không bao che dung túng trong những vụ việc mà báo chí đã phản ánh thời gian qua.

"Sau khi nhà trường có kết quả giải quyết thì Bộ Tư pháp sẽ thông tin chính thức với báo chí", bà Thủy cho hay.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển 52 kg ma tuý

Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển 52 kg ma tuý

(Thanh tra) - Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tại hiện trường đã thu giữ lượng lớn tang vật 52 kg ma tuý tổng hợp dạng đá và Ketamin.

PV

15:12 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm