Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những thương vụ M&A đình đám ngành bất động sản

Thứ ba, 08/01/2019 - 14:32

(Thanh tra)- Năm 2018 thực sự là một năm "bùng nổ" các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành bất động sản. Đa dạng về hình thức, giá trị thương vụ lên tới tỷ USD, phạm vi hoạt động khắp cả nước... là những điểm nhấn ấn tượng trong các thương vụ.

Năm 2018 thực sự là một năm "bùng nổ" các thương vụ M&A trong ngành bất động sản. Ảnh: CT

Hàng loạt thương vụ lớn

Đầu tiên phải để đến việc quỹ GIC của Chính phủ Singapore chi 1,3 tỷ USD mua cổ phần và cung cấp một công cụ nợ như khoản cho vay để Vinhomes thực hiện các dự án. Sau đó GIC trở thành cổ đông lớn của Vinhomes từ tháng 4 tới tỷ lệ sở hữu gần 6%. Đây là thương vụ kỷ lục và trở thành "cú hích lớn" với thị trường vốn khu vực.

Vinhomes là nhà phát triển bất động sản số 1 Việt Nam, được tách ra từ lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn Vingroup - đơn vị đang triển khai nhiều dự án tại gần 40 tỉnh thành trên cả nước. Với hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ, Vinhomes hiện sở hữu 3 lợi thế nổi bật về: quỹ đất; năng lực triển khai và năng lực vận hành.

Cũng từ Vinhomes, công ty này đã chi 967 tỷ đồng để mua 98% vốn CTCP Phát triển GS Củ Chi. Từ đó, Vinhomes trở thành chủ sở hữu dự án sân golf Củ Chi 200 ha.

Ngoài ra, CTCP Vinhomes và Tổng công ty Du lịch Cần Giờ cũng chi 885 tỷ đồng mua 32,5% vốn Berjaya Việt Nam Financial Center Limited (BVFC). Đây là đơn vị sở hữu dự án tòa nhà phức hợp 6,64 ha tại quận 10, TP HCM.

Trong quý 3 năm nay, Công ty Frasers Property của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thông báo mua lại cổ phần Công ty Bất động sản Phú An Điền (PAD) - thành viên thuộc Công ty bất động sản Trần Thái. Giá trị thương vụ ước tính khoảng 47,3 triệu USD, tương đương 799 tỷ đồng, giúp Frasers Property nắm giữ 75% vốn điều lệ. PAD đang phát triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM.

Đây không phải lần đầu tiên công ty của tỷ phú Thái Lan mua bất động sản tại Việt Nam. Trước đó, Frasers Property cũng chi 18 triệu USD để mua một dự án của Trần Thái tại quận 2. Các giao dịch đó giúp nâng sở hữu bất động sản của công ty này tại TP HCM lên 3 dự án nhà ở thông qua con đường thâu tóm. Vị trí các dự án đều nằm ở khu Đông thành phố.

Một tập đoàn nước ngoài khác là CapitaLand đã thông qua các công ty thành viên mua lại 86 triệu cổ phần tương đương 100% vốn điều lệ của Công ty cổ phần BCLand (BCLand). Tổng số tiền bỏ ra là 1.380 tỷ đồng. Giao dịch này giúp CapitaLand có một dự án nhà ở tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP HCM, diện tích hơn 6ha, gồm 100 căn nhà ở gắn liền với đất và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Việt Nam là thị trường lớn thứ ba của CapitaLand ở Đông Nam Á, sau Singapore và Malaysia. Không chỉ phát triển bất động sản tại TP HCM, doanh nghiệp này còn thông qua M&A mua dự án 0,9 ha tại quận Tây Hồ, Hà Nội để xây dựng một khu phát triển tích hợp.

Tính đến nay, danh mục đầu tư của CapitaLand tại Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, bao gồm gần 8.000 căn nhà, hai trung tâm bán lẻ và hơn 4.800 căn hộ dịch vụ trên 7 tỉnh thành là TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Bình Dương và Nha Trang.

Một Tập đoàn khác đến từ Singapore là Keppel Land cũng mua 20% vốn CTCP Quốc Lộc Phát để thực hiện dự án Metropole Thủ Thiêm. Giá trị thương vụ vào khoảng 960 tỷ đồng.

Việt Nam - thị trường hấp dẫn

Nhiều chuyên gia khác đánh giá Việt Nam đang thực sự trở thành một thị trường hút vốn lớn. Trước hết về tốc độ phát triển kinh tế, GDP Việt Nam năm 2018 dự kiến vượt kế hoạch, đạt trên 7%. Mục tiêu GDP năm 2019 ở mức 6,6 - 6,8%, cao hơn so với mục tiêu 2018 là 6,7%.

Kinh tế vĩ mô ổn định tạo đà thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong 11 tháng, vốn FDI đổ vào bất động sản lớn thứ hai trong các ngành, đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 22% tổng nguồn vốn. Các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc (Hongkong)... đang dành nhiều sự quan tâm đặc biệt tới thị trường Việt Nam và rót vốn vào các ngành, trong đó có bất động sản.

Một số thương vụ M&A bất động sản đình đám trong năm 2018. Ảnh: CT

Bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài có tâm thế hứng khởi khi đầu tư vào thị trường địa ốc Việt Nam. Phân khúc nào của thị trường cũng thu hút vốn ngoại, từ văn phòng, bán lẻ tới căn hộ. Nhiều chuyên gia đánh giá cách nhanh nhất để nhà đầu tư ngoại thâm nhập thị trường Việt Nam là thực hiện M&A, khi quỹ đất phát triển dự án đang ngày càng hạn chế.

Lý do khiến thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư ngoại được chỉ ra là Việt Nam nằm ở vị trí địa lý tốt trong khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về bất động sản cao, tỷ lệ lấp đầy các phân khúc thường ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực. Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định; tốc tăng trưởng thị trường bất động sản của Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực.

Ngoài ra, giá đầu tư vào thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn, có sức cạnh tranh hơn. Các nhà đầu tư ngoại khi rót vốn M&A thường coi thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến cho đầu tư trung và dài hạn với thời gian ít nhất 5 năm. Thay vì dồn tiền vào các dự án hiện có, nhà đầu tư sẽ nhìn vào cơ hội phát triển các dự án hình thành trong tương lai và nhìn nhận cơ hội phát triển thị trường.

Chu Tuấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bùi Bình

20:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm