Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều thủy điện tự đổi thiết kế

Thứ năm, 07/08/2014 - 09:19

Nhiều chủ đầu tư công trình thủy điện không kinh nghiệm, có người tự điều chỉnh quy mô thủy điện, nhiều lưu vực có thể làm hồ lớn chống lũ đã bị chia nhỏ...

Ông Rơ Lan Toét (làng Ó, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đưa con vượt dòng nước dữ bởi đê quai thủy điện Ia Krêl 2 vỡ sáng 1/8. Ảnh: Thái Bá Dũng

Rất nhiều ý kiến thẳng thắn đã được đưa ra tại hội nghị với 37 tỉnh thành có thủy điện được Bộ Công thương tổ chức ngày 6-8 nhằm sơ kết việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác thủy điện.

Không có khả năng cắt lũ

Ảnh: N.Khánh

Theo ông Châu Trần Vĩnh - phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - môi trường), việc cắt lũ hiện khó khăn bởi hầu hết thủy điện chỉ có thể tham gia giảm lũ do dung tích hồ nhỏ. Tổng dung tích có ích tại các hồ chứa lớn, theo ông Vĩnh, chỉ khoảng 31,7 tỉ m3 trên tổng lượng nước về các hồ thủy điện hằng năm khoảng 133 tỉ m3.

Ông Lê Hùng Nam, phó vụ trưởng Vụ Quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), chỉ đích danh một lý do khác khiến nhiều thủy điện không có khả năng cắt lũ.

Theo ông Nam, quy hoạch thủy lợi được xây dựng từ những năm 1960-1970 và liên tục được cập nhật đã xác định được nhiều hồ lớn, đa mục tiêu.

Tuy nhiên gần đây, theo ông Nam, một số dự án thủy điện lại có hướng chia nhỏ các hồ đa mục tiêu, vốn có cả chức năng chống lũ, phát điện, chống hạn.

“Do hồ chứa bị chia nhỏ nên khi rà lại mục tiêu phát điện có thể đạt, nhưng mục tiêu phòng lũ, đảm bảo nước cho hạ du lại giảm, thậm chí mất” - ông Nam nói.

Đáng lưu ý, trong những lưu vực thuộc diện bị giảm khả năng chống lũ được ông Nam nêu tên có những lưu vực sông đã “nổi tiếng” với những thủy điện xả lũ như hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, hạ lưu sông Gâm...

Vấn đề này, ông Nam cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có ý kiến tại nhiều cuộc họp, đề nghị bảo lưu các hồ đa mục tiêu.

Tuy nhiên “có lẽ vẫn chưa đủ mức để giữ được các hồ đa mục tiêu theo quy hoạch thủy lợi trước đây” - ông Nam nói.

Chủ đầu tư không có kinh nghiệm

"Không có những thủy điện nhỏ 5-10MW, nước ta vẫn công nghiệp hóa, hiện đại hóa được, không ảnh hưởng gì lớn"

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến

Với sự cố vỡ đê quai đập Ia Krêl 2 khiến người dân bàng hoàng, báo cáo của Bộ Công thương dù không trực tiếp nhưng đã thẳng thắn nêu nhiều lý do giải thích tại sao hay xảy ra những sự cố thủy điện nhỏ đến vậy.

Theo tài liệu của Bộ Công thương, việc quản lý chất lượng công trình thủy điện (liên quan đến sự bền vững của đập, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống người dân hạ du) đang có sự thật đáng giật mình.

Nhiều thủy điện đã được làm với những ông chủ đầu tư không hề có kinh nghiệm gì về thủy điện. Trong khi đó, nhiều đơn vị tư vấn được mời thì mới thành lập, thiếu kinh nghiệm, nhà thầu thi công thiếu nhân lực và thiết bị.

Khâu nào cũng có thể “có vấn đề” như trên nhưng theo trình bày của ông Đặng Huy Cường - tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, còn yếu tố nghiêm trọng hơn là có chủ đầu tư thủy điện đã tự ý điều chỉnh quy mô, thay đổi cả thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công (so với hồ sơ thiết kế đã được các cấp thẩm quyền góp ý).

Quá trình thi công họ cũng không báo cáo tình hình triển khai xây dựng cho các cơ quan chức năng theo quy định...

284

Đó là số công trình thủy điện đang vận hành và phát điện, 204 dự án đang thi công xây dựng, dự kiến từ nay đến năm 2017 sẽ vận hành, theo số liệu chính thức của Bộ Công thương. Ngoài ra, còn tới 250 dự án đang nghiên cứu đầu tư. 78 dự án hiện chưa có nhà đầu tư đăng ký, chưa nghiên cứu đầu tư, hiện đang được tiếp tục rà soát về hiệu quả kinh tế.

Về quản lý an toàn đập cũng còn tiềm ẩn nguy cơ. Theo quy định quản lý an toàn đập, nhiều yêu cầu như không được tích nước quá sớm để có thể cắt giảm lũ cho hạ du, nhưng theo ông Đặng Huy Cường, còn một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ.

Nguyên nhân có việc chưa cập nhật quy định, nhưng Bộ Công thương thừa nhận do sản lượng điện thấp, doanh thu không đảm bảo trả nợ gốc, lãi nên các chủ đập gặp khó khăn trong thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an toàn đập...

Sẽ kiểm tra, sẽ rà soát, sẽ xử lý

Tại hội nghị của Bộ Công thương, nhiều ý kiến đề xuất đã được đưa ra để quản lý tốt hơn thủy điện. Bộ Công thương nêu sẽ kiểm tra, rà soát điều kiện, năng lực các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực thủy điện cả ở miền Bắc, Trung, Nam.

Hiện qua kiểm tra 48/65 đơn vị tư vấn trên địa bàn Hà Nội, đã yêu cầu loại bỏ ngành nghề hoạt động tư vấn quy hoạch, đầu tư và giám sát thi công thủy điện với ba đơn vị.

Ông Lê Trọng Quảng, phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, đã thẳng thắn yêu cầu các thủy điện trang bị hệ thống cảnh báo hiện đại. Cho rằng không hiện đại hóa sẽ không thể tránh hậu quả đáng tiếc, ông Quảng tiết lộ thời gian vừa qua liên quan đến việc này, “ở Lai Châu đã có ba cháu chết”.

Ông Châu Trần Vĩnh nêu khi lũ về, doanh nghiệp muốn có hiệu quả phát điện tốt nhất trong khi chính quyền và người dân muốn giảm lũ tối đa. Để hài hòa lợi ích, ông Vĩnh cho rằng cần xây dựng cơ chế tài chính cho thủy điện khi giảm lũ, chống hạn cho hạ du.

Bên cạnh đó, ông Vĩnh công nhận khó nhưng cần phải nghiên cứu để tăng dung tích chống lũ của các thủy điện. “Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho hạ du, nhất là tại các tỉnh miền Trung” - ông Vĩnh nói.

Ông Lê Hùng Nam băn khoăn nhiều thủy điện đã được thiết kế từ cách đây 20-30 năm, trong khi do biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên đã thay đổi nhiều. Vì vậy, cần xem xét lại nhiệm vụ của thủy điện để bổ sung chứ không nên chỉ có nhiệm vụ phát điện như thiết kế được duyệt trước đây...

Kết luận, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng công nhận một số thủy điện còn đặt nặng lợi ích phát điện, chưa đặt đúng mức lợi ích cấp nước, điều chỉnh dòng chảy đảm bảo đời sống người dân hạ du. Hay kiểm định an toàn đập, nhiều chủ đầu tư chưa nghiêm túc.

“Có chủ đầu tư chưa nghiêm túc từ khâu đầu tư, thực hiện nghĩa vụ nhà nước đến chế độ báo cáo” nên bộ trưởng Bộ Công thương cam kết thời gian tới, bộ này sẽ triển khai mạnh hơn công tác kiểm tra, rà soát, nhất là các chủ đầu tư không có kinh nghiệm về ngành điện.

Nêu ví dụ chủ đầu tư thủy điện Ia Krel 2, ông Hoàng cho rằng thủy điện càng nhỏ có thể nguy cơ càng lớn và đánh giá có thể chủ thủy điện còn không nắm vững các quy trình. Quan điểm xử lý chung, ông Hoàng nêu “nếu cần sẽ xử lý nghiêm để làm gương cho các thủy điện sau”.

“Chúng tôi lo lắm”Ông Đào Xuân Liên (trái) và ông Nguyễn Ngọc Hồi. Ảnh: N.KÔng Đào Xuân Liên, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đề cập việc quy hoạch của các bộ, cho rằng đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên - môi trường là trái quy luật tại thủy điện An Khê-KaNak.Trả lời Tuổi Trẻ, ông Liên nêu việc lấy nước dòng sông Ba ở Gia Lai đem qua Bình Định thì nước ở Gia Lai còn đâu mà đánh giá.Ông Liên cho biết “rất lo” cho đời sống bà con, vì sông Ba mùa kiệt nay đã như sông chết, bị ô nhiễm, mùa mưa cũng không có nước.“Giờ giải quyết thế nào, phương án chưa có. Nếu cho dòng chảy 4 m3/giây thì không đảm bảo sản xuất và đời sống của dân” - ông Liên nói và đề nghị cần có phương án đảm bảo hiệu quả thủy điện, nhưng cũng phải đảm bảo đời sống, sản xuất của dân.Đề cập sự cố vỡ đê quai thủy điện Ia Krel 2, ông Liên cho biết thêm về tính kỷ luật của thủy điện. Cụ thể, khi vỡ đập lần đầu, giám sát địa phương có trách nhiệm, tỉnh đã kiểm điểm.Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông Liên cho biết lần này thực tế khi chưa làm xong thủ tục xin ý kiến thi công lại, chủ đầu tư đã cho làm đê quai. UBND tỉnh đã yêu cầu phải dừng, mở kênh dẫn dòng với chiều ngang, độ sâu đảm bảo thoát nước, nếu không được thì dỡ ngay đê quai.“Nhưng vừa giao Sở Công thương và UBND huyện kiểm tra thì đã vỡ đê quai” - ông Liên nói.Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Ngọc Hồi cũng nêu: “Chúng tôi lo lắm” và cho biết hôm nay đến Bộ Công thương phải mời cả chủ thủy điện Hủa Na đi cùng. Bởi thủy điện này với hồ thủy lợi Cửa Đạt (dung tích cả triệu mét khối) hiện vẫn chưa có quy trình vận hành liên hồ.Ông Hồi đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường sớm ban hành quy trình liên hồ “vì nếu không phối hợp tốt với hồ thủy lợi Cửa Đạt, có thể ảnh hưởng đến cả triệu dân Thanh Hóa”.Ông Lê Trọng Quảng (trái) và ông Hoàng Văn Nhân. Ảnh: N.K.Ông Lê Trọng Quảng, phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, nêu thực tế có một số thủy điện “bầy nhầy” trong chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dân, “lúc đầu xin dự án thì cam kết rất mạnh, nhưng lúc vào rồi lẩn như chạch”.Ông Hoàng Văn Nhân, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, đề nghị phải hài hòa lợi ích thủy điện và người dân: “Như đề nghị nâng cốt nước thủy điện Sơn La vừa qua là có vấn đề. Cốt nước dâng bình thường 215m Quốc hội đã thông qua, nếu nâng lên thì lợi ích EVN có, nhưng lợi ích khác phải nghiên cứu”.C.V.K

“Chúng tôi lo lắm”Ông Đào Xuân Liên (trái) và ông Nguyễn Ngọc Hồi. Ảnh: N.KÔng Đào Xuân Liên, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đề cập việc quy hoạch của các bộ, cho rằng đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên - môi trường là trái quy luật tại thủy điện An Khê-KaNak.Trả lời Tuổi Trẻ, ông Liên nêu việc lấy nước dòng sông Ba ở Gia Lai đem qua Bình Định thì nước ở Gia Lai còn đâu mà đánh giá.Ông Liên cho biết “rất lo” cho đời sống bà con, vì sông Ba mùa kiệt nay đã như sông chết, bị ô nhiễm, mùa mưa cũng không có nước.“Giờ giải quyết thế nào, phương án chưa có. Nếu cho dòng chảy 4 m3/giây thì không đảm bảo sản xuất và đời sống của dân” - ông Liên nói và đề nghị cần có phương án đảm bảo hiệu quả thủy điện, nhưng cũng phải đảm bảo đời sống, sản xuất của dân.Đề cập sự cố vỡ đê quai thủy điện Ia Krel 2, ông Liên cho biết thêm về tính kỷ luật của thủy điện. Cụ thể, khi vỡ đập lần đầu, giám sát địa phương có trách nhiệm, tỉnh đã kiểm điểm.Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông Liên cho biết lần này thực tế khi chưa làm xong thủ tục xin ý kiến thi công lại, chủ đầu tư đã cho làm đê quai. UBND tỉnh đã yêu cầu phải dừng, mở kênh dẫn dòng với chiều ngang, độ sâu đảm bảo thoát nước, nếu không được thì dỡ ngay đê quai.“Nhưng vừa giao Sở Công thương và UBND huyện kiểm tra thì đã vỡ đê quai” - ông Liên nói.Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Ngọc Hồi cũng nêu: “Chúng tôi lo lắm” và cho biết hôm nay đến Bộ Công thương phải mời cả chủ thủy điện Hủa Na đi cùng. Bởi thủy điện này với hồ thủy lợi Cửa Đạt (dung tích cả triệu mét khối) hiện vẫn chưa có quy trình vận hành liên hồ.Ông Hồi đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường sớm ban hành quy trình liên hồ “vì nếu không phối hợp tốt với hồ thủy lợi Cửa Đạt, có thể ảnh hưởng đến cả triệu dân Thanh Hóa”.Ông Lê Trọng Quảng (trái) và ông Hoàng Văn Nhân. Ảnh: N.K.Ông Lê Trọng Quảng, phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, nêu thực tế có một số thủy điện “bầy nhầy” trong chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dân, “lúc đầu xin dự án thì cam kết rất mạnh, nhưng lúc vào rồi lẩn như chạch”.Ông Hoàng Văn Nhân, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, đề nghị phải hài hòa lợi ích thủy điện và người dân: “Như đề nghị nâng cốt nước thủy điện Sơn La vừa qua là có vấn đề. Cốt nước dâng bình thường 215m Quốc hội đã thông qua, nếu nâng lên thì lợi ích EVN có, nhưng lợi ích khác phải nghiên cứu”.C.V.K

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Grand Marina, Saigon: Sống tinh hoa trên nền di sản

Grand Marina, Saigon: Sống tinh hoa trên nền di sản

(Thanh tra) - Grand Marina, Saigon đã định hình một phong cách sống đẳng cấp và tinh tế, khẳng định vị thế xã hội của các chủ nhân, và là biểu tượng cho những giá trị trường tồn qua thời gian.

TC

13:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm