Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/03/2014 - 21:41
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại cuộc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 25/3.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. Ảnh: Thảo Nguyên
UBND TP đã có nhiều quy định về những diện tích không được phép xây dựng (như diện tích đất dưới 15 m2, có cạnh dưới 3 m không được xây dựng thành các công trình độc lập) nhưng hàng loạt công trình nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn được hình thành trên nhiều con đường mới mở, ngay cả 2 bên con đường "đắt nhất hành tinh".
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện vẫn còn 192 nhà siêu mỏng, siêu méo, riêng trên tuyến Vành đai I Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu - con đường “đắt nhất hành tinh” có đến 20 trường hợp đang chờ UBND quận tiếp tục xử lý.
“Để tồn tại nhà siêu mỏng, siêu méo là không chấp nhận được, song đó là hậu quả của quá trình phát triển đô thị do nhiều yếu tố, nên quan trọng là cách ứng xử với hiện tượng này", ông Nguyễn Thế Hùng thừa nhận.
Lý giải cho sự hình thành và tồn tại của những công trình siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Thế Hùng nhận định, là do buông lỏng quản lý. "Rõ ràng là việc chỉ đạo, xử lý các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo của chính quyền địa phương chưa kịp thời. Lãnh đạo TP từng nêu rõ, nhìn vào mỗi con đường để đánh giá trách nhiệm của chính quyền địa phương. Nếu chính quyền buông lỏng quản lý thì phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND Thành phố".
Tuy nhiên, để nói không với loại nhà này ngay lập tức rất khó khăn là bởi thiếu kinh phí. Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, chỉnh trang 2 bên đường khi mở đường phải có kinh phí thu hồi và phương án sử dụng diện tích thu hồi. Với khả năng kinh tế hiện nay chưa thể làm được. Đơn cử như tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, trong tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng đầu tư, kinh phí giải phóng mặt bằng đã ngốn hết 700 tỷ đồng, chỉ còn 300 tỷ đồng cho việc thi công đường. “Nếu thu hồi hết diện tích 2 bên tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu ngân sách Nhà nước sẽ không đủ”.
Theo ông Hùng, trong số hơn 600 công trình siêu mỏng, siêu méo, Hà Nội hiện còn 192 công trình vẫn tồn tại. Đây là những trường hợp rất khó khăn, một số công trình xây dựng từ năm 2007 (thời điểm chưa có quy định về các diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng) nên phải có phương án thu hồi, tái định cư cho chủ sở hữu những công trình này.
Cùng với quyết tâm xử lý dứt điểm những nhà siêu mỏng, siêu méo trong tháng 4 tới, Hà Nội đang áp dụng phương pháp xác định rõ chỉ giới, thu hồi kịp thời các diện tích không đủ điều kiện xây dựng ở hai bên đường, hướng dẫn hợp khối, hợp thửa trước khi làm đường. Nếu không hợp khối, hợp thửa được, Nhà nước sẽ thu hồi diện tích không đủ điều kiện xây dựng để sử dụng vào mục đích công cộng...
Ông Hùng nhấn mạnh, chính quyền sở tại cụ thể là các bí thư, chủ tịch sẽ phải chịu trách nhiệm trước TP nếu buông lỏng quản lý để nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nằm ở vị trí trung tâm, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 có diện tích hơn 6.000m2 bị bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất này đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi để quản lý.
Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong bối cảnh Móng Cái đang đẩy mạnh giao thương và du lịch Việt - Trung, Vinhomes Golden Avenue được kỳ vọng trở thành tâm điểm thương mại quốc tế với đa phương thức kinh doanh, tạo đa dòng lợi nhuận cho nhà đầu tư tại vùng lõi trung tâm thành phố.
TC
08:06 12/12/2024Hương Trà
09:24 11/12/2024Uyên Uyên
17:33 04/12/2024Uyên Uyên
11:16 04/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành