Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/12/2019 - 16:05
Nhiều chủ đầu tư triển khai còn cầm chừng, cân đối nguồn lực và nghe ngóng thị trường nên chưa quyết liệt thực hiện trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư còn chậm.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Ngày 4/12 - ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 11, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về danh mục các công trình, dự án thu hồi đất; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2020.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, kết quả thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội đến ngày 30/9/2019 là trên 1.200 dự án với diện tích gần 4.200ha, đạt 56%; ước đến ngày 31/12/2019, trên 1.500 dự án với diện tích trên 5.000ha, đạt trên 67% kế hoạch thu hồi đất năm 2019 theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 4/12/2018 và Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 8/7/2019 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngay từ đầu năm, các sở, ngành Hà Nội đã chủ động phối hợp, tập trung hướng dẫn tháo gỡ cho các chủ đầu tư và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã để triển khai các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng để thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Theo đánh giá của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các dự án đủ hồ sơ pháp lý đã được thẩm định đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng thời gian quy định; kết quả thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, để tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và của địa phương.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng do một số quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường còn có sự chồng chéo, chuyển tiếp qua nhiều luật, nghị định, nên công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài hơn dự kiến.
Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân trông chờ vào việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội áp dụng từ 1/1/2020 đến 31/12/2024, nên không hợp tác trong công tác điều tra, khảo sát, kiểm đếm lập phương án giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Công tác đăng ký một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của các chủ đầu tư, ủy ban nhân dân quận, huyện và thị xã vẫn còn chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và khả năng thực hiện.
Nhiều chủ đầu tư triển khai còn cầm chừng, cân đối nguồn lực và nghe ngóng thị trường. Vì vậy, chưa quyết liệt thực hiện trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư còn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất.
Một số địa phương, đơn vị triển khai lập và thực hiện dự án còn chậm, công tác chuẩn bị đầu tư như lập và trình phê duyệt quy hoạch khu đất đấu giá chưa đảm bảo việc khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
Việc chuẩn bị quỹ đất sạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phục vụ đấu giá có nhiều bất cập, trong đó nguyên nhân chủ yếu là công tác giải phóng mặt bằng. Một số khu đất đấu giá tại khu vực xa đô thị đã thực hiện đấu giá nhưng không có người tham gia do thị trường bất động sản năm 2019 có dấu hiệu chững lại dẫn đến một số đơn vị chưa tiếp tục triển khai các dự án tiếp theo.
Một số địa phương dự kiến một số dự án triển khai từ nguồn thu từ đấu giá đất, do công tác đấu giá triển khai không đạt yêu cầu nên đã phải chuyển sang năm tiếp theo.
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thống nhất thông qua danh mục 2.142 dự án thu hồi đất năm 2020 với diện tích trên 8.000ha; 209 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2020, với diện tích gần 360ha.
Trong đó, số dự án thu hồi đất năm 2019, đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 4/12/2018 và Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 8/7/2019 chuyển tiếp sang Danh mục thu hồi đất năm 2020 gần 1.600 dự án, với diện tích trên 5.300ha, gồm 1.360 dự án vốn ngân sách với diện tích trên 3.500ha và 211 dự án vốn ngoài ngân sách với diện tích trên 1.800ha.
Trên cơ sở danh mục dự án được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2020 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.
Các dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2020./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo cơ quan chức năng, toàn bộ công trình xây dựng Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa được xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2, vừa được đấu giá thành bằng hình thức đấu giá trực tuyến với giá trúng là hơn 88 tỷ đồng.
Hương Trà
09:24 11/12/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, tăng trưởng giá bất động sản của Việt Nam là gần 60%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia - đang ở mức trên dưới 50%, hay Nhật Bản- Singapore, hiện ở mức trên dưới 40%, theo số liệu thống kê của trang batdongsan.com
Uyên Uyên
17:33 04/12/2024Uyên Uyên
11:16 04/12/2024Trung Hà
14:24 03/12/2024Văn Thanh
19:47 01/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà