Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bàn luận về đạo đức hành nghề của môi giới bất động sản

Bá Di

Thứ tư, 30/03/2022 - 18:38

(Thanh tra) - Các tổ chức đầu ngành về lĩnh vực bất động sản thể hiện sự lo lắng về năng lực hành nghề cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của các cá nhân môi giới khi số lượng lao động mới gia nhập ngành nghề này ngày một đông đảo.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng. Ảnh: Bá Di

Ngày 30/3, tại Trung tâm Báo chí TP HCM đã diễn ra Tọa đàm “Vai trò Nhà môi giới bất động sản trong xu thế mới” với sự tham gia của các hiệp hội, tổ chức uy tín trong lĩnh vực bất động sản.

Một trong những vấn đề đáng chú ý là các chế tài, hành lang pháp lý của cơ quan chức năng liệu có còn đủ năng lực để giám sát, xử phạt các sai phạm trong hoạt động môi giới bất động sản.

Bất động sản không phải là lĩnh vực mới, đây là một kênh đầu tư an toàn, luôn song hành với sự phát triển của tình hình kinh tế quốc gia. Từ lâu đã được chính quyền các cấp đã dành nhiều sự quan tâm tới lĩnh vực này, luôn kiện toàn chức năng giám sát và quản lý để ngành nghề có thể phát triển đúng hướng. Các cá nhân muốn tham gia hoạt động môi giới bất động sản phải trau dồi kiến thức chuyên môn và phải trải qua những bài kiểm tra năng lực khắt khe theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Những cá nhân không đủ năng lực chuyên môn cũng như kiến thức pháp lý sẽ dần bị đào thải.

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo những hệ quả không mong muốn: Những cá nhân thiếu chuyên môn muốn nhanh chóng đạt được lợi ích đã kết nối, học hỏi những chiêu trò trục lợi. Điều này thách thức cơ quan quản lý khi các kết quả của các hành vi trục lợi không thể hiện một cách rõ ràng trái lại khá mơ hồ và khó theo dõi, khó nắm bắt.

Những thuật ngữ như “cò đất”, “nhà đầu cơ”, “bong bóng”, “sốt đất” xuất hiện ngày một nhiều và khó kiểm soát. Đến nay, ước tính có khoảng 300.000 người tham gia vào môi giới bất động sản Việt Nam nhưng chỉ có hơn 30.000 chứng chỉ hành nghề được cấp. Với số lượng môi giới thiếu chứng chỉ lớn như vậy, việc xác định các cá nhân sai phạm đã khó, việc tìm ra gốc rễ của vấn đề để giải quyết lại càng khó hơn.

Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nêu ra nhu cầu cấp thiết phải siết chặt hành lang pháp lý, tăng cường chế tài giám sát, quản lý và xử phạt để hạn chế tình trạng sai phạm, duy trì một thị trường giao dịch “sạch” và đảm bảo danh tiếng cho những người làm nghề chân chính.

Lắng nghe những nguyện vọng và ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Khởi nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý và giám sát lĩnh vực bất động sản, những thiếu sót về việc ban bố và tuyên truyền bộ quy định đạo đức hành nghề cũng như tính bao quát của pháp luật hiện hành.

Về phương án khắc phục, ông Khởi đưa ra các đề xuất: Liệu có nên cấm các nhà môi giới hoạt động độc lập? Thay đổi, cải cách quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề? Mã số hóa, định danh các nhà môi giới...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất?

Giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất?

(Thanh tra) - Đầu cơ, "tạo giá ảo", "thổi giá", khan hiếm nguồn cung… được cho là những nguyên nhân chính dẫn đến thị trường bất động sản (BĐS) tăng chóng mặt trong thời gian qua, tuy nhiên, giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Trần Quý

13:17 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm