Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 13/05/2015 - 06:38
(Thanh tra)- Việt Nam hiện có khoảng 3.450 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên với tổng lượng nước mặt khoảng 830 - 840 tỷ m3/năm. Có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn với tổng dung tích chứa trên 65 tỷ m3.
Tuy vậy, theo ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội, tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước đã trở thành nguy cơ ngày càng rõ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Lượng nước của Việt Nam đa phần phụ thuộc vào lượng nước từ nước ngoài chảy vào lãnh thổ Việt Nam; nhu cầu dùng nước trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, vui chơi giải trí tăng mạnh mẽ và nguồn nước này được phân bố không đều cả về mặt không gian và thời gian trên toàn lãnh thổ Việt Nam; tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ngày càng giảm khiến cho nguồn sinh thủy đang giảm cả về số lượng và chất lượng.
Chính vì vậy, việc bảo vệ và quản trị tốt nguồn nước đã được coi là vấn đề ưu tiên trong mục tiêu phát triển đất nước. Trong đó, chính sách, pháp luật về kiểm soát nguồn nước phải được ưu tiên hàng đầu - ông Nhân khẳng định.
Dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp. Chất lượng nguồn nước đang có nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát do tác động của các hoạt động phát triển; sự mâu thuẫn trong khai thác, chia sẻ tài nguyên nước giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế; từ công tác quản lý nhà nước và đặc biệt là chính sách, pháp luật chưa được hoàn thiện, thiếu nhiều quy định và các chế tài trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước. hầu hết hệ thống sông ngòi, hồ ao đều bị ô nhiễm, đặc biệt là hệ thống sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo thống kê, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3/ngày) và công nghiệp (khoảng 240.000m3/ngày) không được xử lý, đổ thẳng vào các ao hồ. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất khác như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7.000m3 mỗi ngày, chỉ 30% được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống nước thải đủ tiêu chuẩn.
Đây là một trong những vấn đề nóng gây tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, phát triển và bảo vệ môi trường và đặc biệt là sức khỏe của nhân dân.
Theo báo cáo của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có tới 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, có tới 200.000 trường hợp ung thư, mà một nguyên nhân quan trọng là do sử dụng nước bị ô nhiễm.
Ông Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh, hệ thống chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam còn nhiều khoảng trống pháp lý về quy hoạch điều tra, đánh giá môi trường, kiểm soát nguồn thải, khắc phục ô nhiễm, đánh giá sự cố, bồi thường thiệt hại, tổ chức quản lý điều phối, nguồn lực tài chính… Vì vậy cần điều chỉnh các quy định của pháp luật hiện có để tránh chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật hiện có, đồng thời xây dựng luật riêng về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước toàn diện, thống nhất và chú ý lộ trình xây dựng, ban hành luật.
Theo ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, trước mắt chưa cần thiết phải có một luật riêng, mà nên tập trung vào một số giải pháp như: Tăng cường các biện pháp, chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước; nghiên cứu cơ chế thực hiện việc thu tiền xả nước thải gắn liền với thu tiền sử dụng nước để bảo vệ chất lượng nguồn nước, cải tạo, phục hổi các nguồn nước bị ô nhiễm; xây dựng hệ thống giám sát quốc gia để giám sát liên tục, tự động trực tuyến hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; định kỳ hằng năm hoặc khi cần thiết công bố công khai danh sách các cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin, truyền thông để tạo áp lực xã hội đối với hình ảnh của các doanh nghiệp.
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải