Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/08/2014 - 06:32
(Thanh tra)- Trong 2 ngày 6 và 7/8, đoàn giám sát của Trung ương do ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Gia Lai, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pah (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nak (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), để triển khai giám sát việc thực hiện chủ trương, quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Gia Lai.
Tình trạng khai thác rừng trái phép ở tỉnh Gia Lai ngày càng nóng bỏng. Ảnh: Trung Đức
Tỉnh Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên và thứ hai của cả nước với gần 721.000ha đất có rừng, độ che phủ rừng đạt 46,3%. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) diễn biến phức tạp. Phá rừng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi và kể cả có cán bộ kiểm lâm, cán bộ QLBVR tiếp tay cho lâm tặc.
7 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 600 vụ vi phạm lâm luật, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính gần 530 vụ và xử lý hình sự 18 vụ. Qua đó, tịch thu khoảng 420m3 gỗ tròn, 815m3 gỗ xẻ, thu giữ gần 100 chiếc xe các loại dùng để vận chuyển gỗ. Tổng số tiền thu, nộp vào Kho bạc Nhà nước gần 10,3 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Gia Lai có 276 cơ sở chế biến mà hoàn toàn lấy gỗ từ rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhất khu vực Tây Nguyên nhưng diện tích trồng rừng của tỉnh thì thấp nhất khu vực. Rừng tự nhiên đã đóng cửa, chế biến lâm sản thì không trồng rừng sản xuất thì lấy gỗ ở đâu ra mà chế biến. Đây là câu chuyện bất cập.
Một vấn đề quan trọng khác được đoàn giám sát của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và đại điện các bộ, ngành nêu ra đó là: Công tác chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai thời gian qua không đi đúng hướng. Theo chủ trương của Chính phủ, hai mục tiêu chính của chuyển đổi rừng nghèo là để phục vụ tạo sinh kế và tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là người dân bản địa. Tuy nhiên, cả hai mục tiêu này đều chưa thực hiện được. Việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai chủ yếu phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân.
Những cánh rừng khộp ở xã biên giới Ia Mơr (Chư Prông, Gia Lai) bị chặt hạ để trồng cao su. Ảnh: Trung Đức
Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương phân tích: Tỉnh Gia Lai có gần 36.000ha đất rừng nghèo chuyển đổi mà chỉ giải quyết việc làm cho 986 lao động người dân tộc tại chỗ là quá ít. Ban Kinh tế Trung ương không đồng tình với việc toàn bộ diện tích chuyển rừng nghèo sang trồng cao su giao cho các doanh nghiệp nhưng họ không gắn với việc giải quyết đất ở, đất sản xuất. Không những thế, còn xảy ra việc tranh chấp đất ở, đất sản xuất giữa người dân tộc thiểu số tại chỗ với các doanh nghiệp. Không chỉ có vấn đề trong công tác QLBVR và chuyển đổi rừng sang trồng cao su, Gia Lai còn yếu kém trong công tác phát triển rừng, khi suốt hơn 1 năm nay, tỉnh không trồng rừng phòng hộ, với lý do là thiếu kinh phí.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng, Gia Lai nên học tập kinh nghiệm trồng rừng của Kon Tum, tỉnh liền kề, có điều kiện kinh tế eo hẹp hơn. UBND tỉnh Kon Tum trồng rừng sản xuất với mức 43,7 triệu đồng/ha, trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với mức 36,3 triệu đồng/ha. Chính mức này đã làm cho việc giao khoán rừng và trồng rừng ở các công ty TNHH MTV lâm nghiệp và giao rừng cho cộng đồng tốt hơn. Rồi, người dân trước đây từ chỗ lấn chiếm đất rừng, nhưng nay có chính sách này, người ta quay lại hợp tác với công ty lâm nghiệp để góp phần trồng rừng.
Ông Trần Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Gia Lai rà soát lại để giải quyết những tồn tại, đảm bảo chủ trương chuyển đổi rừng nghèo của Chính phủ đạt các mục tiêu đề ra là phục vụ tạo sinh kế, phát triển đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Trước thực trạng đã xác định được các đầu nậu gỗ nhưng không thể xử lý dù tỉnh có cả một hệ thống các cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên yêu cầu tỉnh Gia Lai cần khắc phục trong thời gian tới.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình