Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 06/06/2025 - 15:50
(Thanh tra) - Sáng 6/6, Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Báo Nông nghiệp và Môi trường, tổ chức Diễn đàn "Quản lý nguồn nước trong sản xuất công nghiệp Việt Nam 2025".
Đại biểu chia sẻ giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nước trong sản xuất công nghiệp. Ảnh: TH
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường phát triển xanh, mạnh dạn đầu tư vào các giải pháp xử lý nước thải tiên tiến, tiệm cận với công nghệ của những quốc gia phát triển hàng đầu.
Tỷ lệ khu công nghiệp (KCN) xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường không ngừng tăng lên, thể hiện rõ nét sự thay đổi về chất trong cách tiếp cận và hành động. Không dừng lại ở đó, việc triển khai hiệu quả hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, kết nối trực tiếp với cơ quan quản lý đã tạo ra một bước tiến đột phá trong công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường, minh bạch hóa dữ liệu và thúc đẩy sự tuân thủ của doanh nghiệp.
Những thay đổi tích cực này không chỉ góp phần giảm thiểu tối đa các sự cố môi trường, mà còn đặt nền móng vững chắc cho một môi trường đầu tư kinh doanh hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường.
Theo ông Hồ Kiên Trung, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song trên hành trình tiến tới phát triển bền vững vẫn còn những tồn tại và thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm, sáng tạo và hành động mạnh mẽ hơn nữa từ toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.
Thứ nhất, tỷ lệ nước thải công nghiệp được xử lý còn chưa đồng đều và toàn diện. Ông lấy ví dụ, Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, cả nước hiện có 94,1% KCN đang hoạt động đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ở cụm công nghiệp, con số này mới chỉ dừng lại ở mức 31,5%, một tỷ lệ còn khiêm tốn và cho thấy cần nỗ lực rất lớn phía trước.
Thứ hai, công nghệ xử lý nước thải còn chưa đồng bộ, chi phí đầu tư và vận hành vẫn là rào cản lớn.
Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn đang là điểm nghẽn. Thứ tư, công tác giám sát và thực thi pháp luật vẫn còn những bất cập. Thứ năm, tiềm năng kinh tế tuần hoàn từ nước thải chưa được khai thác đúng mức.
Với những vấn đề còn tồn tại, ông Hồ Kiên Trung đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, thực chất để tìm ra giải pháp khả thi.
“Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương phải chủ động và tiên phong trong việc đầu tư công nghệ, hoàn thiện quy trình và chung tay kiến tạo một hệ sinh thái sản xuất xanh – sạch – hiệu quả”, ông Hồ Kiên Trung nhấn mạnh.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Daniël Stork - Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc sử dụng nước thông minh, quản lý tích hợp và quản trị có trách nhiệm trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch ngày càng nghiêm trọng.
15 năm qua, Hà Lan đã đồng hành cùng Việt Nam trong nhiều chương trình và dự án cụ thể. Điển hình là Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long - nền tảng cho tư duy phát triển liên tỉnh, liên ngành và thích ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư các nhà máy xử lý nước và nước thải tại Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu... và đang tiếp tục nghiên cứu nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại Bình Dương (giai đoạn II), hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại Hải Dương, với tổng vốn đầu tư tiềm năng hơn 100 triệu USD.
Ông Phan Thế Dương - Phòng Quản lý chất thải - Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhấn mạnh: Nghị định 08/2022/NĐ-CP có các chính sách cụ thể về hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động thu gom, xử lý và tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.
Các chính sách này không chỉ dừng lại ở việc khuyến khích đầu tư ban đầu mà còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tận dụng các chính sách này để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đóng góp vào bảo vệ môi trường.
Ông Dương phân tích thêm, với chính sách này, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về đất đai; ưu đãi vay vốn đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi trường; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu.
Cộng đồng doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các quỹ bảo vệ môi trường của Nhà nước, các ngân hàng thương mại có chương trình cho vay ưu đãi cho các dự án xanh; hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay cho các dự án xử lý và tái sử dụng nước thải; cung cấp các khoản vay, hỗ trợ tài chính, bảo lãnh tín dụng cho các dự án đầu tư vào bảo vệ môi trường, bao gồm cả các dự án tái sử dụng nước thải từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Theo ông Dương, lợi ích của chính sách này giúp giảm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Khi nước thải được xử lý và tái sử dụng, lượng nước thải xả ra môi trường giảm, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xả thải, giảm chi phí sản xuất cho mua nước sạch.
Dệt may Việt Nam là một trong những ngành tiêu thụ lượng nước lớn. do đó, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định: Thách thức lớn nhất của ngành là quản lý nguồn nước, xử lý nguồn nước và xả thải.
Ông Giang nhấn mạnh: “Chúng tôi không chờ áp lực từ Chính phủ. Khách hàng toàn cầu chính là áp lực lớn nhất. Nếu không đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi sân chơi". Đó là lý do nhiều doanh nghiệp trong ngành đã chủ động thay đổi. Điển hình như Tổng Công ty May Việt Tiến - từ chỗ sử dụng than, củi để vận hành nồi hơi, đã chuyển sang sử dụng nồi hơi điện trong suốt 5 năm qua. Dù chi phí tăng khoảng 15%, đổi lại doanh nghiệp được gắn "thẻ xanh" từ Nike, đạt chứng nhận môi trường và đảm bảo không gian làm việc trong lành cho người lao động.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào hạ tầng xử lý nước và năng lượng sạch vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Giang cho rằng cần có cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước và cộng đồng quốc tế, trong đó Nghị quyết 68 được ban hành để tạo điều kiện cụ thể hơn cho khối doanh nghiệp này, nếu không sẽ rất khó để họ vươn lên quy mô lớn.
Diễn đàn gồm 2 phiên:
Phiên I với chủ đề "Bài học trong nước và quốc tế": Các diễn giả đến từ Tổ chức Hiệp hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam (VIREA), các chuyên gia đến từ Công ty Royal Haákoning DHV Việt Nam của Hà Lan và Công ty HEINEKEN Việt Nam chia sẻ về xu hướng tất yếu chuyển đổi xanh của các khu công nghiệp tại Việt Nam mà một trong những yếu tố để chuyển đổi là quản lý nguồn nước trong sản xuất công nghiệp.
Phiên II với chủ đề "Từ chính sách đến thực tiễn và giải pháp cho doanh nghiệp": Đại diện Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đại diện tổ chức Khu công nghiệp quốc tế UNIDO , lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đại diện ngân hàng về giải pháp vốn sẽ tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến Nghị định 05/2025 của Chính phủ thay cho Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Đồng thời, phân tích các vướng mắc mà doanh nghiệp sản xuất đang gặp phải trong việc thực thi Luật môi trường về quản lý nguồn nước trong sản xuất cũng như đề xuất những giải pháp từ nhiều phía.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính thức được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt vào tháng 3/2023, Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022–2025, định hướng đến năm 2030” đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong tư duy quản trị và cách thức khai thác tài nguyên tại địa phương. Dù còn nhiều thách thức, song những kết quả bước đầu đã định hình nền móng quan trọng, mở đường cho hành trình phát triển hài hòa, bền vững trên huyện đảo giàu tiềm năng này.
Chu Tuấn
(Thanh tra) - Tối ngày 13/6, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia cho biết, bão số 01 tiếp tục mạnh thêm, cường độ có thể lên tới cấp 12 trong chiều tối và đêm nay, ngay trên vịnh Bắc Bộ, hướng di chuyển cũng vào sâu trong Vịnh hơn nên cảnh báo nguy cơ cao xuất hiện gió giật mạnh ở vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định trong đêm nay và ngày mai (14/6).
Thái Hải
Minh Tân
Trần Quý
Chinh Bình
Minh Tân
Trần Lê
Thái Hải
Diệu Linh
Trần Quý
Trần Quý
Chính Bình
Minh Nguyệt
T. Minh
Chính Bình
Trần Kiên
Minh Nguyệt