Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mưa dông ở miền núi Bắc bộ sẽ kéo dài đến hết tháng 5

Thái Hải

Thứ tư, 25/05/2022 - 17:30

(Thanh tra) - Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong 3-4 ngày vừa qua, tại các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng. Tính đến nay, đợt mưa lớn này đã bước vào giai đoạn cao điểm nhất. Dự báo có khả năng xảy ra mưa dông có thể kéo dài đến hết tháng 5.

Mưa lớn ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ trong những ngày qua gây nhiều thiệt hại về người và của

Chủ động đề phòng các nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất

Bắt đầu từ hôm nay (25/5) tình hình mưa lớn sẽ có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, ở khu vực miền núi Bắc bộ vẫn còn mưa dông trên diện rộng. Cục bộ có những điểm có nguy cơ mưa to. Thời gian mưa tập trung vào chiều tối đến đêm.

Do mưa lớn đã xảy ra trong thời gian qua và có khả năng xảy ra mưa dông ở vùng núi và trung du Bắc bộ có thể kéo dài đến hất tháng 5, do đó cần đề phòng các loại hình thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, lũ quét, sạt lở, ngập úng tại các khu vực trũng.

Ông Năng cũng cho biết, tháng 5 là thời kỳ chuyển dần sang mùa mưa ở các tỉnh Bắc bộ. Do vậy, trong thời gian qua, có những đợt tăng cường không khí lạnh nén rãnh áp thấp xuống Bắc bộ đã gây mưa lớn ở khu vực này.

Dự báo thời gian tới, tần suất mưa lớn ở Bắc bộ sẽ có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi khu vực này bước vào cao điểm mùa mưa. Do vậy, các địa phương cần có giải pháp chủ động đề phòng các nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất ngay từ bây giờ.

Ông Năng cũng lưu ý, từ đầu năm 2022 đến nay, ở Việt Nam đã ghi nhận một đợt mưa trái mùa xảy ra ở khu vực Nam Trung bộ, gây ra tương đối nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Ngoài ra, một số khu vực khác đã xảy ra mưa dông, lốc, sét. Trên biển cũng đã xuất hiện những cơn bão sớm, dù các cơn bão đó không ảnh hưởng đến Việt Nam.

Thiên tai khốc liệt, mưa lớn dồn dập vào cuối năm

Với xu hướng thời tiết trên, ông Năng nhận định thời gian tới, nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn năm 2021. Trong đó, tình hình mưa lớn có thể tập trung nhiều, dồn dập vào thời điểm cuối năm. Những cơn bão cũng có khả năng sẽ có những quỹ đạo cũng như cường độ bất thường.

Ba người thiệt mạng do mưa lũ lớn ở Bắc bộ

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, đợt mưa lớn vài ngày qua đã gây thương vong nặng nề cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc.

Tại Tuyên Quang, mưa lớn gây ra tình trạng sạt lở đất, vùi lấp, đổ nhà... làm 2 người chết và 4 người bị thương.

Tại Hoà Bình, mưa lớn, lũ về, cuốn trôi làm 1 người tử vong.

Ngoài thiệt hại về người, đợt mưa lớn sau những ngày lạnh hiếm thấy đầu hè vừa qua đã làm 253 ngôi nhà bị hư hỏng, trong đó nặng nề nhất là Tuyên Quang với hơn 100 nhà, còn lại là Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Hoà Bình.

Về nông nghiệp, mưa gây ngập 9.320ha lúa, hoa màu và 64,1ha thủy sản; chết 27 gia súc, 835 gia cầm. Các tuyến quốc lộ số 2, 279, 4C, 4D, tỉnh lộ 170, 171, 177, 204, 212 và nhiều tuyến giao thông nông thôn bị ngập cục bộ.

Thời điểm này, trong khi các nơi khác nước đã rút thì Quốc lộ 4D qua Lào Cai và một số đường giao thông liên xã đi lại vẫn còn khó khăn. 

Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có 5-7 cơn cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta; cần đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh trong các tháng cuối năm.

Trong các tháng mùa mưa bão, lượng mưa tại Bắc bộ có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm (tập trung từ tháng 7-9). Trong khi đó, tại khu vực Tây Nguyên và Nam bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ, lượng mưa có xu hướng gia tăng. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa, lũ dồn dập tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10-11/2022. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Trước các hiện tượng thiên tai bất thường do biến đổi khí hậu kể trên, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trong ngắn hạn, sẽ theo dõi chặt chẽ các loại hình thiên tai, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sớm khi thiên tai có dấu hiệu xuất hiện và cập nhật theo sát diễn biến thiên tai để các cơ quan hữu quan và người dân có kế hoạch chủ động ứng phó.

Trong dài hạn, cơ quan khí tượng quốc gia sẽ đề xuất việc bổ sung, tăng cường các quan trắc khí tượng thủy văn ở vùng biển, vùng núi chưa có hoặc còn thưa số liệu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công  nghệ để cải tiến các mô hình dự báo, kể cả ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo thiên tai  khí tượng thủy văn.

Bên cạnh đó, cơ quan khí tượng quốc gia sẽ tiếp tục nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn về tác động của biến đổi khí hậu đến sự bất thường và sự gia tăng cường độ của các thiên tai để có thể bổ sung thông tin vào các mô hình, phương án dự báo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm