Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/06/2019 - 14:13
Theo kết quả chuyên gia môi trường công bố, lượng bùn và mùi hôi ở sông Tô Lịch (Hà Nội) đã giảm đáng kể sau 3 tuần áp dụng công nghệ Bio-Nano.
TS Kubo Jun, đoàn chuyên gia Nhật Bản lội xuống lòng sông để lấy bùn làm mẫu đối chứng. Ảnh: Xuân Phương.
Sáng 6/6, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) công bố kết quả thí điểm công nghệ Bio-Nano làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản.
Dự buổi công bố có đại diện JVE và TS Kubo Jun, chuyên gia phía Nhật Bản.
Trả lời báo chí, TS Kubo Jun cho biết sau 3 tuần công nghệ này đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi đã giảm đáng kể và khớp với chỉ số dự kiến trước đó.
Ông Jun lần lượt lấy 4 mẫu nước, bùn ở 2 khu vực trước và sau xử lý rồi đặt lên bàn để làm mẫu so sánh cho các phóng viên quan sát. Trong đó, có 2 tiêu chí được chuyên gia Nhật Bản nhắc tới là độ trong của nước lớp mặt và độ dày của lớp bùn tầng đáy.
"Theo quan sát của chúng tôi, nước ở lớp mặt của sông đã trong hơn rõ rệt. Những gì chúng ta nhìn thấy màu đen là lớp bùn dưới đáy vẫn gồm cát, sỏi chưa phân hủy được do không phải chất hữu cơ. Còn lớp bùn ở những khu vực không đặt máy xử lý thì vẫn còn mùi và có độ nhớt, dính do còn chứa nhiều chất thải hữu cơ", chuyên gia Nhật Bản nói.
Cụ thể, tại điểm B cách cầu Hoàng Quốc Việt 50 m, độ dày bùn giảm từ 91,3 cm xuống 72 cm. Tại điểm C cách 110 m, độ dày giảm từ 96,7 cm xuống còn 76 cm. Tại điểm D cách 210 m, độ dày bùn giảm từ 87,7 cm xuống còn 79 cm.
Còn về mùi hôi, TS Jun cho biết khi đưa lên mũi ngửi không còn thấy nhiều mùi, một phần là do khả năng xử lý chất thải hữu cơ của máy Bioreactor và một phần là do các tấm vật liệu Nano đã đặt xuống sông trước đó.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện JVE cho biết sau 3 tuần triển khai thí điểm, mùi của nước sông đã giảm đáng kể dựa trên các chỉ số nồng độ NH3 và H2S. Tuy nhiên, kết quả đạt được sẽ rõ ràng hơn sau 2 tháng áp dụng công nghệ này.
Trao đổi với Zing.vn, ông Tuấn Anh cũng cho biết sau một tháng, các đơn vị đánh giá độc lập sẽ tiếp tục công bố các chỉ số làm sạch của công nghệ này. Sau 2 tháng JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tổ chức họp báo, thông tin đầy đủ về kết quả, chỉ số ô nhiễm sau khi kết thúc quá trình thí điểm.
"Đoàn chuyên gia Nhật Bản sau khi thử nghiệm 2 tháng xong sẽ kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng rồi mới quyết định chủ trương đầu tư chứ không phải duy nhất Hà Nội quyết định về dự án này", đại diện JVE cho biết.
Zing.vn có đặt thêm một số câu hỏi về chi phí cho mỗi thiết bị đặt dưới lòng sông là bao nhiêu và phía Nhật đã có ước tính sơ bộ về chi phí cho toàn bộ dự án nếu áp dụng trên toàn hệ thống sông. Tuy nhiên, đại diện JVE chưa trả lời vì chưa có tính toán cụ thể.
Đại diện của JVE cho biết sẽ thông tin tới báo chí trong thời gian tới.
Theo Xuân Phương/Tri Thức Trực Tuyến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang